PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ô môn – cần thơ (Trang 60)

Rủi ro tín dụng là rủi ro mà trong hoạt động kinh doanh, bất kỳ NH nào cũng không tránh khỏi. Đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng mức độ rủi ro được đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ xấu. Nợ xấu không những ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Khi tỷ lệ nợ xấu cao thì ngân hàng phải trích lập dự, phòng rủi ro càng nhiều, điều này không tốt vì ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Để tìm hiểu tình hình rủi ro tín dụng ta hãy tìm hiểu tình hình nợ xấu theo thời hạn cho vay, theo ngành nghề kinh tế, theo loại hình kinh tế và theo nhóm nợ

4.4.1.1 Nợ xấu theo thời hạn cho vay

Qua bảng số liệu 4.10 nợ xấu của ngân hàng giảm qua các năm. Trong đó, nợ xấu trung – dài hạn giảm đi đáng kể so với nợ xấu ngắn hạn

Nợ xấu ngắn hạn: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ xấu ngắn hạn

chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng, chiếm khoảng 66,38% trong năm 2011 và 85,56% trong năm 2012. Bởi vì doanh số cho vay của ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn nên việc phát sinh tình hình nợ xấu xảy ra tại khoản mục cho vay ngắn hạn tất yếu phải xảy ra.

Bảng 4.10: Tình hình nợ xấu theo thời hạn cho vay của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.343 1.321 1.209 (22) (1,64) (112) (8,48) Trung - Dài hạn 699 669 204 (30) (4,29) (465) (69,51) Tổng dư nợ xấu 2.042 1.990 1.413 (52) (2,55) (577) (28,99)

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn)

Tuy nhiên, qua bảng số liệu 4.10 cho thấy nợ xấu ngắn hạn trong ngân hàng giảm qua các năm. Năm 2011 nợi xấu giảm đi 22 triệu đồng, sang đến năm 2012 tỷ lệ nợ xấu lại tiếp tục giảm 8,48% so với năm 2011. Nợ xấu ngắn hạn giảm là do hàng tháng từng cán bộ đã tiến hành phân tích đánh giá khả năng tài chính, tài sản đảm bảo của từng khách hàng nhằm có biện pháp kiểm tra giám sát kịp thời. Mặc khác, ngân hàng luôn cử các cán bộ thường xuyên đi xuống từng hộ khách hàng kiểm tra xem mục đích sử dụng vốn có đúng hay không, mô hình sản xuất kinh doanh có tốt hay không hay đang trong tình trạng thua lỗ. Qua đó có biện pháp gọi điện đôn đốc, nhắc nhở khách hàng đóng lãi vay hay gửi thông báo đến khách hàng khi khoản vay gần đến hạn. Bên cạnh đó trong quá trình nhận hồ sơ xin vay vốn, cán bộ tín dụng xem xét

rất kỹ các thông tin khách hàng cung cấp như về nhân cách, trách nhiệm gia đình, nguồn tài chính, tài sản đảm bảo và đặc biệt hơn nữa là ý thức trả nợ của khách hàng. Từ đó đã giúp ngân hàng quản lý tốt hơn đối với các khoản nợ, góp phần làm giảm tình trạng nợ xấu xảy ra.

Nợ xấu trung – dài hạn: NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn tập trung

chủ yếu vào cho vay ngắn hạn. Do đó tỷ lệ nợ xấu trung – dài hạn thấp hơn nhiều so với nợ xấu ngắn hạn là điều dễ hiểu. Cụ thể năm 2011 nợ xấu trung – dài hạn chiếm khoảng 33,62% đến năm 2012 giảm xuống rất đáng kể chỉ còn khoảng 14,44% trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Điều này cho thấy công tác tính dụng của ngân hàng đang có chiều hướng tốt. Nền kinh tế đang có tín hiệu ổn đinh trở lại, đồng thời để hạn chế xảy ra nợ xấu ngân hàng đã đưa ra biện pháp giải ngân cho những khoản vay lớn đối với các cơ sở cần vốn vay lớn thành nhiều lần nhỏ. Mặc khác, ngân hàng luôn thận trọng trong việc xem xét giá trị những tài sản thế chấp đối với giá trị thì trường còn lại bao nhiêu. Đối với những khoản vay mua sắm những trang thiết bi, máy móc, mua nhà, mua xe ngân hàng thường xem xét đến khả năng tài chính của người vay có đủ để đáp ứng nhu cầu trả nợ hay không, ngân hàng tính đến mức lương, thời gian công tác còn bao lâu. Hàng tháng ngân hàng trích khoản tiền lương để chi trả cho khoản nợ vay trong khoản thời gian nhất định. Với việc làm như vậy, ngân hàng sẽ hạn chế được khách hàng không trả được nợ. Ngoài ra, nợ xấu là những khoản nợ vay có thời hạn vay dài khách hàng dễ quên, nên để tránh tình trạng nợ xấu trung – dài hạn tăng cao cán bộ tín dụng thường xuyên giữ liên lạc đôn đốc khách hàng trả lãi vay. Ngoài ra người dân làm ăn thuận lợi nên ý thức trả nợ cao, một mặt người dân cũng muốn có những đánh giá tốt trong việc vay vốn để dễ dàng trong những lần vay vốn tiếp theo. Nhìn chung qua bảng số liệu cho thấy ngân hàng không chỉ kinh doanh có hiệu quả mà còn quản lý tốt rủi ro tín dụng.

Tóm lại, nợ xấu theo thời gian của NH qua 3 năm đã có sự kiểm soát tốt đó cũng là nhờ sự hợp tác tốt giữa khách hàng và ngân hàng trong việc sử dụng vốn và cho vay vốn. Do đó, rủi ro tín dụng được hạn chế.

4.4.1.2 Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế

Qua bảng 4.11 cho thấy tình hình nợ xấu các ngành kinh tế của ngân hàng không ổn định qua các năm

Ngành nông nghiệp – thủy sản: Qua bảng số liệu nhóm ngành

nông nghiệp – thủy sản là ngành có tỷ trọng nợ xấu cao nhất qua các năm. Mặc dù đây là nhóm ngành được ngân hàng quan tâm nhất thể hiện qua doanh số cho vay và doanh số thu nợ luôn tăng qua 3 năm 2010 – 2012, tuy nhiên qua số liệu cho thấy nợ xấu theo ngành nông sản – thủy sản có xu hướng giảm trong những năm qua. Nguyên nhân do trong năm 2011 được sự hỗ trợ lãi suất

của chính phủ trong ngành thủy sản tạo điều kiện cho các hộ nuôi trồng thủy sản có vốn mở rộng qui mô nuôi, tạo ra lợi nhuận cao. Đồng thời, chi phí người nông dân bỏ ra để mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuê nhân công thu hoạch được hạn chế rất nhiều vì người dân đã tận dụng nguồn lực sẵn có, những gì có tự làm được thì họ tự làm. Hơn nữa nông nghiệp là ngành truyền thống của quận, nông dân có bề dày kinh nghiệm trong nghề kết hợp với các kỹ sư viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long vào canh tác như sử dụng phân bón hữu cơ có sẵn để bón cho cây trồng không hại đến chất lượng sản phẩm, ra sức phòng chống lũ lụt xây dựng đê điều vững chắc. Từ đó, bà con an tâm sản xuất tạo ra năng suất cao nên có tiền thanh toán nợ cho ngân hàng làm cho nợ xấu của ngân hàng giảm xuống so với năm trước

Bảng 4.11: Tình hình nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp - Thủy sản 1.340 1.260 1.036 (80) (5,97) (224) (17,78) Thương mại - Dịch vụ 307 280 173 (27) (8,79) (107) (38,21) Ngành khác 395 450 204 55 13,92 (246) (54,67) Tổng dư nợ xấu 2.042 1.990 1.413 (52) (2,55) (577) (28,99)

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn)

Ngành thương mại – dịch vụ: Chiếm tỷ trọng thấp hơn so với các

ngành khác trong tổng nợ xấu của ngân hàng và có xu hướng giảm nhanh qua các năm. Nợ xấu của ngành giảm 27 triệu trong năm 2011 do các cơ sở sản xuất kinh doanh bánh kẹo nhỏ lẻ trên địa bàn đã từng bước thực hiện theo hướng công nghiệp hiện đại hóa kết hợp sản xuất theo dây chuyền máy móc đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng thuận lợi cho việc tiêu thụ, đồng vốn xoay vòng nhanh hơn. Bên cạnh đó, trên địa bàn quận ngày càng nhiều hộ kinh doanh phân bón, quán cà phê, shop quần áo,.. Đây là những lĩnh vực ít chịu rủi ro, tạo ra lợi nhuận nhanh. Do đó đã góp phần làm giảm nợ xấu của ngân hàng trong năm 2012 nhanh hơn so với các năm trước, thúc đẩy vòng quay vốn trong ngân hàng nhanh hơn.

Ngành khác: Nhìn vào bảng số liệu cho thấy nợ xấu trong ngành

móc, thực phẩm lên xuống không ổn định trong khi chi phí bỏ ra vẫn tăng thêm dẫn đến tình trạng kinh doanh của nhiều hộ sản xuất, kinh doanh gặp phải khó khăn thậm chí phá sản nên ảnh hưởng đến tình hình thu nợ của ngân hàng làm cho nợ xấu tăng cao. Sang đến năm 2012, dư nợ xấu của ngành đã được giảm đi đáng kể, giảm trên 50% so với năm 2011. Do ngân hàng áp dụng hình thức phạt với mức lãi suất 150% đối với các khoản nợ quá hạn, không tiếp tục cho vay đối với những khách hàng thường xuyên không trả nợ đúng hạn tạo cho người dân càng có ý thức trong việc vay vốn và trả nợ vay đúng hạn.

4.4.1.3 Nợ xấu theo loại hình kinh tế

Theo thống kê của bảng số liệu 4.12 tình hình nợ xấu đang có xu hướng giảm dần theo từng năm 2010 – 2012. Xét theo thành phần kinh tế, tình hình dư nợ xấu tập trung chủ yếu vào hộ sản xuất. Nếu dựa vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì đối với hộ sản xuất ta thấy đây là bộ phận có nhu cầu vay vốn nhiều nhất và đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng cho nên dư nợ xấu của thành phần này cũng có xu hướng giảm trong những năm sau

Bảng 4.12: Tình hình nợ xấu theo loại hình kinh tế của Ngân hàng Nông

Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Hộ sản xuất 1.343 1.231 1.209 (112) (8,34) (22) (1,79) Doanh nghiệp 699 669 204 (30) (4,29) (465) (69,51) Tổng dư nợ xấu 2.042 1.990 1.413 (52) (2,55) (577) (28,99)

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn)

Hộ sản xuất: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng tình hình nợ xấu

của hộ sản xuất giảm theo từng năm. Giảm mạnh nhất từ năm 2010 đến năm 2011. Do những hộ sản xuất kinh doanh vay ngắn hạn cải tạo vườn, chăn nuôi, trồng lúa đạt hiệu quả cao, vốn vay được sử dụng đúng mục đích tình trang sử dụng sai mục đích giảm. Các hộ vay dài hạn nuôi cá tra có kết quả kinh doanh tốt do tình hình xuất khẩu có chiều hướng tốt hơn trong những năm trước. Vì vậy mà người dân được cải thiện rất nhiều về thu nhập và mức sống. Việc hoàn trả vốn gốc và lãi đúng hạn dẫn đến tình hình nợ quá hạn giảm đi rất nhiều. Qua năm 2012 tốc độ dư nợ quá hạn vẫn giảm nhưng có chiều hướng giảm chậm lại so với những năm trước đó, trong năm 2012 dư nợ xấu của

ngân hàng chỉ giảm 1,79%. Ngân hàng cần phải có những biện pháp chặt chẽ hơn nữa để theo dõi những món vay nhằm tiếp tục phát huy tốc độ giảm dần dư nợ xấu của những năm trước sang những năm sau giúp cho hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng cao hơn.

Doanh nghiệp: Giống với tình hình dư nợ xấu của hộ sản xuất, dư nợ xấu

của doanh nghiệp cũng giảm dần qua 3 năm. Từ năm 2010 đến năm 2011 nợ xấu doanh nghiệp có giảm nhưng không nhiều, do các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn quận còn phải chịu ảnh hưởng của những bất ổn của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh chưa mang lại hiệu quả cao. Do đó việc hoàn trả nợ vay cũng còn gặp nhiều khó khăn. Sang năm 2012 nợ xấu tiếp tục giảm mặc dù doanh số thu nợ giảm, do các doanh nghiệp còn e ngại chưa dám mạnh dạn trong đầu tư kinh doanh vì chưa nắm được tình hình biến động nền kinh tế chung như thế nào. Chính vì vây, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp không nhiều, doanh số cho vay ngân hàng giảm mạnh trong năm 2012 này đã kéo theo tình hình nợ xấu vẫn giảm so với năm trước.

4.4.1.4 Nợ xấu theo nhóm nợ

Tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng, đồng thời nó cũng là hoạt động đem lại rủi ro lớn nhất cho ngân hàng mà biểu hiện cụ thể ở các nhóm nợ xấu. Tuy nhiên ta khó có thể tránh được nợ xấu vì lợi nhuận luôn đi đôi với rủi ro. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng ta hãy phân tích dư nợ xấu qua các nhóm nợ trong bảng 4.13 sau

Nhóm 3: Kết hợp bảng số liệu nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng cao nhất

trong nợ xấu nhưng có xu hướng giảm dần qua 3 năm.

Bảng 4.13: Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Nhóm 3 1.246 983 891 (263) (21,11) (92) (9,36) Nhóm 4 428 653 270 225 52,57 (383) (58,65) Nhóm 5 368 354 252 (14) (3,80) (102) (28,81) Tổng dư nợ xấu 2.042 1.990 1.413 (52) (2,55) (577) (28,99)

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn)

Tuy nhiên không phải vì thế mà ta có thể kết luận rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng là tốt. Ta biết nợ nhóm 3 là những món nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi, nhưng nhìn từ những số liệu

phân tích của bảng số liệu ta thấy nợ nhóm 3 có xu hướng giảm liên tiếp và giảm cao nhất vào năm 2011. Điều này thể hiện ngân hàng thực hiện tốt công tác kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay: cán bộ tín dụng thường xuyên bám sát gọi điện thông báo đến từng khách hàng khi gần đến ngày đáo hạn, đối với những khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh không thể trả được nợ nhưng có thiện chí trả nợ thì ngân hàng căn cứ vào khoản tiền vay và lãi mà có chính sách miễm giảm lãi suất nhằm tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ, kiểm tra vốn có sử dụng đúng mục đích hay không, nguốn trả nợ từ đâu,…nhằm phát hiện sớm những khoản nợ có biểu hiện sẽ xảy ra rủi ro để xử lý kịp thời. Tất cả những điều này đã góp phần làm cho kiểm soát tốt nợ vay.

Nhóm 4: Đây là nhóm nợ được đánh giá có khả năng tổn thất cao.

Qua bảng số liệu 4.13 cho thấy nợ nhóm 4 tăng giảm không ổn định qua các năm. Giai đoạn 2010 – 2011 nợ nhóm 4 tăng trên 50% so với 2010. Do người dân trong khoản thời gian này lằm ăn không hiệu quả, thua lỗ mất khả năng thanh toán và bỏ đi nơi khác, tài sản đản bảo không thanh lý nhanh được khi tài sản dần mất đi giá trị so với giá trị ban đầu hoặc không còn tài sản nào thay thế. Đến năm 2012 nợ nhóm 4 đã giảm đáng kể. Nguyên nhân do ngân hàng đã kết hợp với chính quyền địa phương, tòa án, thi hành án để tiến hành xử lý đối với những khách hàng có tài sản đảm bảo nhưng không có thiện chí trả nợ. Mặc khác, các cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm lớn trong những khoản vay xảy ra nợ xấu do đó cán bộ tín dụng đã thường xuyên giám sát, nhắc nhở và xuống tận nhà người vay để xem xét lại tài sản đảm bảo. Điều đó đã góp phần hạn chế được nợ xấu xảy ra làm giảm nợ nhóm 4 trong năm 2012 xuống.

Nhóm 5: Đây là nhóm nợ không còn khả năng thu hồi, mất vốn

nhưng qua biểu đồ ta thấy tình hình nợ nhóm 5 của ngân hàng giảm qua từng năm. Nợ nhóm 5 giảm nhanh nhất và cao nhất trong năm 2012. Sở dĩ nợ có khả năng mất vốn giảm mạnh trong năm 2012 là do trong năm này các khoản

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ô môn – cần thơ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)