PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ô môn – cần thơ (Trang 44)

4.3.1 Phân tích hoạt động tín dụng qua 3 năm 2010-2012

Bảng 4.4: Tình hình tín dụng Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 338.995 474.593 574.258 135.598 40,00 99.665 21,00 Doanh số thu nợ 332.136 441.372 473.151 109.236 32,89 31.779 7,20 Dư nợ 180.763 213.984 315.091 33.221 18,38 101.107 47,25 Nợ xấu 2.042 1.990 1.413 (52) (2,55) (577) (28,99)

Trong hoạt động của ngân hàng, tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng của ngân hàng. Hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro cũng như cơ hội của ngân hàng. Do đó, công tác phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng luôn phải được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ để sớm hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và nắm bắt tốt những cơ hội cho ngân hàng. Thông qua tình hình cho vay của ngân hàng chúng ta có thể biết được ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả hay không.

Một trong những nhân tố dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh là doanh số cho vay mà ngân hàng đã đạt được. Vì doanh số cho vay sẽ mang lại nguồn thu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy doanh số cho vay tăng liên tục theo từng năm 2010 -2012. Để hiểu rõ hơn chúng ta xem xét doanh số cho vay cụ thể theo thời hạn, theo ngành nghề kinh tế, theo thành phần kinh tế sau

a/ Doanh số cho vay

Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay

Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn để từ đó biết được tình hình cũng như hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Phần lớn người dân trên địa bàn quận sống chủ yếu bằng nghề nông nên ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay nông nghiệp cao hơn so với các ngành khác mà thời hạn cho vay là cho vay ngắn hạn cao hơn so với cho vay trung và dài hạn. Do khách hàng vay là người nông dân nên chu kỳ sản xuất không quá lâu thường thì một năm hoặc vài tháng. Qua bảng số liệu cho thấy tình hình cho vay có sự gia tăng qua từng năm. Tốc độ tăng liên tiếp qua các năm có sự tăng trưởng của khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung và dài hạn.

 Cho vay ngắn hạn: Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay theo thời hạn tại ngân hàng và ổn định qua các năm. Cho vay ngắn hạn dù không mang lại lợi nhuận cao như cho vay trung và dài hạn, vì lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn cho vay trung và dài hạn, nhưng nó có ưu điểm là thời gian thu hồi vốn nhanh, dựa trên phương án khả thi và khách hàng có đủ năng lực hoàn trả, cán bộ tín dụng có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng các khoản vay, vì thế nó có thể hạn chế được rủi ro tín dụng, nên chi nhánh đã chú trọng hơn trong việc đầu tư ngắn hạn. Hơn nữa, quận Ô Môn là quận đang trên đà phát triển đa dạng các ngành nghề mà phần lớn các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn. Mặc khác, khách hàng vay của ngân hàng chủ yếu là hộ nông dân để sản xuất nông nghiệp và cũng do đặc tính của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, thời gian sinh trưởng và thu hoạch tương đối ngắn thường thì từ 3-4 tháng nên đã tạo nên vòng luân chuyển vốn ngắn hạn liên tục để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho người dân sản xuất vụ mùa tiếp theo.

Trong năm 2011 cho vay ngắn hạn đã tăng 37,97% so với năm 2010. Đến năm 2012, ngân hàng tiếp tục tăng doanh số cho vay ngắn hạn. Từ tháng 02/2012 Ngân hàng No&PTNT đã giảm lãi suất cho vay từ 1,0% - 1,5% đối với mọi khách hàng vay vốn. Theo đó nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng lên đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vì bên cạnh sản xuất theo mùa vụ của người dân còn theo hình thức xen canh, luân canh kết hợp đã tác động doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên liên tục từ năm 2010 – 2012.

Cho vay trung và dài hạn: Bên cạnh cho vay ngắn hạn tăng liên tục qua

các năm thì doanh số cho vay trung – dài hạn tăng giảm không đều nhau. Nguyên nhân của việc tăng lên nhanh chóng như vậy của khoản cho vay trung – dài hạn là do trong năm 2011 tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp, một bộ phận người dân chuyển dịch mô hình sản xuất cho phù hợp với tình hình kinh tế như: chuyển dịch mô hình sản xuất từ cây lúa sang làm vườn hay từ làm ruộng sang cải tạo thành ao nuôi cá hoặc sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh buôn bán,.. Qua đến năm 2012 do NHNo&PTNT đã tập trung nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Mặc khác, nông nghiệp nông thôn phát triển không ổn định, thu hoạch năng suất không cao, thương lái ép giá nên lợi nhuận của người dân giảm, khách hàng trả nợ vay không được nên NH hạn chế cho vay lại. Thêm vào đó, nhiều khách hàng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nóng vội chưa tìm hiểu kỹ như cầu cũng như cách thức sản xuất kinh doanh nên đã không đạt được hiệu quả như mong muốn trong khi chi phí tăng cao dẫn đến thua lỗ. Vì vậy, người dân không dám đầu tư dài hạn nữa dẫn đến doanh số cho vay trung dài hạn thấp đi.

Nhìn chung, đạt được doanh số cho vay như vậy là do ngân hàng có chính sách kinh doanh thích hợp đối với khách hàng truyền thống của mình, như chính sách khách hàng liên quan đến người gởi tiền, đồng thời cũng có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng mới đến giao dịch. Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro, NHNo&PTNT thường thận trọng trong việc cho vay vốn, kiên quyết không thực hiện khi bên vay không có một phương án kinh doanh khả thi hoặc không có mục đích rõ ràng.

Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế

NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn tập trung cho vay các nhóm ngành nghề chủ yếu như nông nghiệp thủy sản, thương mại dịch vụ và một số ngành khác

 Nông nghiệp – Thủy sản

Nhìn chung thì doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp của ngân hàng vẫn tăng đều qua 3 năm. Do quận Ô Môn là quận có hơn 80% dân số là hộ sản xuất sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Năm 2011 tăng thêm 118.983 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân tăng trong năm 2011 là chi

phí cây ăn quả, cây lúa ngày một tăng cao ngay từ khâu chăm sóc, cây giống, phân bón thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị phục vụ cho nông nghiệp. Mặc khác, thủy sản cũng là ngành tiềm năng phát triển trong những năm gần đây, tiêu biểu là cá tra và cá basa được xem là con cá chủ lực trong phát triển ngành thủy sản của quận. Hơn nữa, quận Ô Môn có nhiều sông lớn và nguồn nước dồi dào nhất là 2 phường Thới Long và phường Thới An thì mô hình nuôi cá tra cá basa lại càng phát triển. Cho nên nhu cầu vốn tăng cao làm cho doanh số cho vay cũng tăng cao. Đến năm 2012 người dân trên địa bàn quận đã đút kết được kinh nghiệm từ năm 2011 nên đã áp dụng khoa học kỹ thuật từ khâu chọn giống, kết hợp phân bón thuốc hóa học với phân bón hữu cơ để tiết kiệm chi phí giảm thiệt hại. Bên cạnh đó người dân còn mạnh dạn đầu tư trồng thêm một số cây ăn quả có giá trị cao trên thị trường: bưởi da xanh, măng cụt,… nhiều hơn so với việc nuôi cá. Năm 2011 người dân nhận thấy mô hình nuôi cá có hiệu quả cao nên đổ xô nhau đầu tư nuôi cá tra cá basa, tuy nhiên quá nhiều hộ nuôi thì giá sẽ giảm xuống trong khi chi phí lại tăng cao, một mặt việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài gặp khó khăn điển hình như nhiều lô hàng bị trả lại do không đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng, các công ty nước ngoài kiện Việt Nan bán phá giá,.. Từ đó nhận thấy sự bất lợi của việc nuôi cá người dân không còn hăng hái trong việc nuôi cá mà chuyển sang trồng trọt. Tuy vậy nhưng lượng vốn cần của khách hàng vẫn càng cao cho những dự án trồng vườn, nhận thấy được phương án khả thi, ý thức trả nợ tốt nên ngân hàng đã cung cấp nguồn vốn lớn để giúp bà con nông dân có vốn sản xuất mở rộng quy mô nông nghiệp, cải thiện cuộc sống. Nhờ vậy mà doanh số cho vay tiếp tục tăng trong năm 2012.

 Thương mại dịch vụ

Địa bàn quận Ô Môn còn có khá nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo mang tính chất hộ gia đình. Do đó nhu cầu về vốn để đổi mới trang thiết bị sản xuất để bắt kịp được hướng sản xuất dây chuyền trong những năm gần đây là khá lớn. Nắm bắt được tình hình trên ngân hàng đã tập trùng chú trọng cho vay trong lĩnh vực này nhằm mang lại lợi nhuận dự phòng bù đắp rủi ro hộ nông nghiệp. Vì trước tình hình kinh tế hiện nay mô hình sản xuất dịch vụ như trên sẽ có khả năng đem lại lợi nhuận nhanh hơn trồng trọt hay nuôi cá. Loại hình thương mại phát triển rất đa dạng ở quận như đại lý vật tư, xăng dầu, nước giải khát, phân bón, thuốc trừ sâu,.. những hoạt động này nhằm phục vụ cho sản xuất nông dân. Do đó nhu cầu vốn cho ngành cũng tăng đều hàng năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn quận ngày càng được chú trọng, góp phần đưa nền kinh tế của quận phát triển hơn.

Bảng 4.5: Doanh số cho vay Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn)

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Theo thời hạn cho vay 338.995 100,00 474.593 100,00 574.258 100,00 135.598 40,00 99.665 21,00 Ngắn hạn 220.150 64,94 303.741 64,00 455.050 79,24 83.591 37,97 151.309 49,82 Trung - Dài hạn 118.845 35,06 170.853 36,00 129.208 22,50 52.008 43,76 (41.645) (24,37) II. Theo ngành kinh tế 338.995 100,00 474.593 100,00 574.258 100,00 135.598 40,00 99.665 21,00 Nông nghiệp - Thủy sản 270.182 79,70 389.165 82,00 430.500 74,97 118.983 44,04 41.335 10,62 Thương mại - Dịch vụ 6.091 1,80 11.864 2,50 22.786 3,97 5.773 94,78 10.922 92,06 Ngành khác 62.722 18,50 73.564 15,50 120.972 21,07 10.842 17,29 47.408 64,44 III. Theo loại hình kinh tế 338.995 100,00 474.593 100,00 574.258 100,00 135.598 40,00 99.665 21,00 Hộ sản xuất 197.044 58,13 273.515 57,63 402.946 70,17 76.471 38,81 129.431 47,32 Doanh nghiệp 141.951 41,87 201.078 42,37 176.312 30,70 59.127 41,65 (24.766) (12,32)

 Ngành khác

Ngoài việc cho vay trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh buôn bán, dịch vụ thì ngân hàng còn cho vay phục vụ tiêu dùng như mua xe, mua nhà, sửa nhà, mua trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất,...Nhằm tạo sự liên kêt và hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành trong quận với nhau, góp phần tác động qua lại thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Các nhóm ngành khác bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cho nên lượng vốn vay cũng khác nhau và có số lượng lớn. Nhìn qua bảng số liệu ta có thể dễ dàng thấy lượng vốn vay của ngành khác cũng tăng liên tục qua 3 năm cho thấy nền kinh tế bước đầu ổn định người dân có thể yên tâm sản xuất kinh doanh. Do đó các ngành khác cũng từng bước phát triển hơn trước.

Doanh số cho vay theo loại hình kinh tế

Với mục tiêu chính trong hoạt động kinh doanh là “Mang sự phồn thịnh đến với khách hàng”, NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn cho vay hầu hết mọi thành phần kinh tế trên địa bàn quận. Trong cơ cấu cho vay theo loại hình kinh tế thì cho vay cá thể, hộ sản xuất là thành phần cho vay chủ yếu của ngân hàng. Nhưng trong những năm gần đây do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương nên cơ cấu cho vay của NH cũng có sự thay đổi. Dựa vào bảng số liệu 4.6 cho thấy doanh số cho vay hộ sản xuất trong năm 2011 có sự tăng nhẹ so với năm 2010, nhưng doanh số cho vay doanh nghiệp lại có sự tăng mạnh hơn. Chứng tỏ NH có xu hướng cho vay doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đa dạng hóa khách hàng giảm thiểu rủi ro. Mặc khác, cũng do tiến trình đô thị hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm dần nên công tác cho vay hộ sản xuất có tốc độ tăng có phần chậm hơn. Thêm vào đó, quận Ô Môn là quận có vị trí địa lý giáp với nhiều khu công nghiệp số lượng doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều nên việc cho vay doanh nghiệp tăng lên là phù hợp với tình hình kinh tế địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến giai đoạn năm 2012 doanh số cho vay phát triển theo hướng ngược lại. Doanh số cho vay hộ sản xuất tăng nhanh còn cho vay doanh nghiệp lại giảm xuống. Nguyên nhân của việc thay đổi này do năm 2011 NH thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo quyết định 131/QĐ-TTg và quyết định 443/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ đặc biệt hỗ trợ cho cá nhân hộ sản xuất. Mặc khác, do năm 2012 nền kinh tế không ổn định, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, bị các doanh nghiệp nước ngoài ép giá, làm cho các doanh nghiệp mất tính đảm bảo khả năng trả nợ, làm tăng nợ xấu nợ quá hạn cho ngân hàng.

Nhìn chung hoạt động cho vay của NH qua 3 năm 2010 – 2012 là khá tốt. NH đã mở rộng quy mô tín dụng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế và các

thành phần kinh tế. NH mở rộng cho vay và đầu tư, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng đổi mới kinh tế và chuyển dịch theo hướng: mở rộng cho vay đầu tư sản xuất; cơ cấu tín dụng phù hợp với phương hướng chiến lược và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

b/ Doanh số thu nợ

Mục đích hoạt động của các ngân hàng nói chung cũng như NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn nói riêng chủ yếu là lợi nhuận. Vì lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Bên cạnh việc cho vay thì việc thu nợ cũng không kém phần quan trọng. Sau khi giải ngân thì nhiệm vụ của cán bộ là phải kiểm tra thường xuyên xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không. Có như vậy mới đảm bảo được khả năng trả nợ của khách hàng khi đến hạn. Nếu như nguồn vốn phát vay của ngân hàng không được thu hồi đúng hạn và đầy đủ sẽ có thể dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh. Do đó, công tác thu hồi nợ là một nhiệm vụ quan trọng góp phần bảo toàn vốn cho ngân hàng. Mặc khác, doanh số thu nợ cao hay thấp nó cũng phản ánh việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đem lại hiệu quả hay không

Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ của ngân hàng chênh lệch giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ không nhiều cho thấy hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Doanh số thu nợ càng nhiều thì việc cấp tín dụng càng được mở rộng, thu hút được nhiều đối tượng cho vay.

Doanh số thu nợ ngắn hạn: Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng đều

trong các năm tuy nhiên tỷ lệ tăng không cao. Năm 2011 tình hình thu nợ có

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ô môn – cần thơ (Trang 44)