Thực hiện dạy học trên lớp

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy môn chính trị ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật miền nam thành phố hồ (Trang 63 - 66)

- Thực hiện đúng tiến trình dạy học trên lớp

3.1.2Thực hiện dạy học trên lớp

QTDH gồm hai dạng hoạt động có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Đó là hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Đây là hoạt động đặc trưng nhất và chủ yếu nhất trong nhà trường.

Chất lượng giảng dạy và học tập của GV và HS phụ thuộc phần lớn vào các hoạt động dạy học trên lớp. Nếu GV giảng bài tốt thì HS sẽ hiểu và nắm được tri thức cũng như kĩ năng thực hành một cách tích cực, năng động, sáng tạo, tức là hình thành, củng cố và phát triển phong cách tư duy khoa học cho HS.

Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, thực hiện dạy học trên lớp tốt còn có tác dụng định hướng trong học tập bộ môn.

Việc vận dụng các PPDH tích cực trong dạy học môn chính trị được GV bộ môn thực hiện trong phạm vi lớp học với thời gian quy định theo chương trình khung chuẩn do Bộ giáo dục và đào tạo quy định,theo giáo án đã thiết kế. Dạy học trên lớp bao gồm hoạt động của cả GV và HS, trong đó GV tổ chức mọi hoạt động dạy và học theo một nội dung và hình thức đã được xác định. Trong giờ học, cả thầy và trò đều giữ vai trò chủ động. Vì nếu không có vai trò chủ động của bản thân thì thầy không thể giảng đầy đủ, chính xác, sâu sắc tri thức của môn học; còn trò sẽ không tiếp thu tốt được tri thức do thầy truyền thụ. Hoạt động trên lớp của thầy và trò chỉ đạt hiệu quả cao khi có sự tác động, ảnh hưởng qua lại tích cực, chủ động của thầy và trò. Đối với môn học chính trị thì điều này càng quan trọng vì thực tế cho thấy: nhiều trường hợp ở trên lớp thầy có nhiệt tình cao, phương pháp giảng dạy tốt, song trò không chủ động tiếp thu tri thức nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và giáo dưỡng của thầy và nhà trường.

Vì vậy, để quy trình vận dụng các PPDH tích cực vào dạy học môn chính trị cần thực hiện tốt những yêu cầu sau:

- Về phía GV: GV là người chủ động tổ chức mọi hoạt động trong giờ dạy

học theo giáo án đã thiết kế. Nếu GV không tổ chức được các hoạt động như giáo án đã thiết kế thì không thể đạt được những mục tiêu đã đề ra. Khi vận dụng các PPDH tích cực vào bài dạy theo tinh thần đổi mới PPDH thì người GV cần phải phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình học tập và rèn luyện cho HS phương pháp tự học. Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS là tạo mọi điều kiện để cho HS phát triển trí tuệ, trí thông minh của mình. Do đó trong QTDH phải đặt người học ở vị trí trung tâm, còn GV đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn họ trên con đường lĩnh hội và khám phá tri thức mới. Đặt người học ở vị trí trung tâm của QTDH là làm cho người học tự hiểu mình hơn, hiểu môi trường giáo dục và qua đó bồi dưỡng năng lực tự lực, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực biết đặt và giải quyết đề. Để phát huy tính

ra những câu hỏi hấp dẫn, tạo ra những tình huống có vấn đề và một không khí học tập sôi nổi, cuốn hút, thoải mái. GV cần tạo cho HS sự say mê, lòng ham học và phương pháp tự học, tự nghiên cứu. GV cần dạy cho HS không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học tập trong đó cốt lõi là phương pháp tự học.

- Về phía HS: HS là người tự giác, tích cực, chủ động tham gia các hoạt

động do GV tổ chức. Do đó, HS phải ý thức được vị trí chủ thể của mình, chủ thể chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện phương pháp chứ không phải là nhân vật bị động hoàn toàn, chỉ biết lắng nghe, ghi chép lại lời giảng của thầy; tự HS phải đổi mới cách thức tự học, tự tìm tòi, khám phá để có được kết quả cao. Tức là HS phải hình thành cách học phù hợp với môn học. Đối với bộ môn, do tính chất đặc thù của tri thức thuộc nhiều lĩnh vực như: khoa học, xã hội,phạm trù, khái niệm,đạo đức … HS không thể chỉ ghi chép và học thuộc lòng mà đòi hỏi các em phải suy tư, ngẫm nghĩ, gắn tri thức bài học với thực tiễn cuộc sống đang diễn ra để hiểu được nội dung và ý nghĩa của những bài học đạo đức. Càng hiểu hơn về tri thức đạo đức thì HS càng yêu thích môn học hơn, do đó kết quả học tậo sẽ ngày càng cao hơn.

Trong mỗi giờ dạy, tất cả mọi HS cần phải được tham gia vào các hoạt động do GV tổ chức. Chỉ khi nào HS được tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động thì khi đó các em mới lĩnh hội tri thức một cách vững chắc và hiệu quả.

Hơn bất kỳ một môn học nào khác, việc dạy học môn chính trị ở bậc trung cấp chuyên nghiệp đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa nhận thức và hành động theo nguyên lý “học đi đôi với hành”. Với PPDH tích cực, GV dẫn dắt HS tiếp xúc các vấn đề, tập xử lý, ứng xử các tình huống từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa, dẫn dắt HS nhận thức, hình thành các khái niệm ,tri thức khoa học, khả năng vận dụng… Từ đó, HS suy nghĩ, rèn luyện qua các hành động cụ thể liên quan đến bài học. Những hành động này sát với đời sống của HS, nhưng cũng có lúc được nâng cao trong quan hệ gia đình - nhà trường - xã hội, trong xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc, trong giao lưu với thế giới hiện đại.

Trong một lớp học không phải có một HS mà là tập thể HS. Mỗi HS là một thực thể riêng biệt cho nên các em có nhiều hướng tư duy khác nhau. Chính

vì vậy mà áp dụng các PPDH tích cực vào dạy học bộ môn chính trị sẽ kích thích được tính năng động, sáng tạo, độc lập của người học; sẽ bồi dưỡng được năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực biết đặt ra và giải quyết vấn đề; suy nghĩ và rút ra bài học đạo đức qua cách ứng xử của các nhân vật hoặc qua việc phân tích các tình huống phức tạp mà GV đưa ra. Thông qua việc giải quyết các tình huống có vấn đề để tiếp cận một bước đến tri thức, HS còn phải liên hệ nhận thức của bản thân. Chính vì vậy mà việc tự học là rất cần thiết. Tự học là chuẩn bị dần dần để hình thành cho bản thân cách suy nghĩ, cách giải quyết các tình huống có vấn đề, sau này trở thành phương pháp tư duy cho bản thân.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy môn chính trị ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật miền nam thành phố hồ (Trang 63 - 66)