- Quan hệ sản xuất
7 Kiến thức môn chính trị này ra sao? (nếu dạy như thế này)
3.1.1 Thiết kế bài giảng theo hướng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực
học tích cực
Thực chất của thiết kế bài giảng là soạn giáo án. Giáo án là công cụ làm việc trên lớp của GV. Đó chính là sự đúc kết những suy nghĩ của GV về nội dung bài giảng, những dự kiến, phán đoán của GV trong khi truyền thụ tri thức. Giáo án là bản kế hoạch chi tiết được thực hiện trong thời gian ngắn nhằm vạch ra con đường dẫn dắt HS tiếp thu tri thức đạt kết quả cao nhất.
Giáo án là sự thể hiện rõ ràng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của GV. Tuỳ theo trình độ của GV và đối tượng HS mà giáo án sẽ được thể hiện khác nhau. Không thể có mẫu giáo án cho mọi GV và cho tất cả các loại đối tượng HS khác nhau. Mỗi giáo án là sản phẩm của một GV duy nhất.
Chính vì lý do trên cho nên yêu cầu lên lớp phải có giáo án là yêu cầu có tính nguyên tắc, bắt buộc GV phải tuân theo. Đồng thời giáo án phải được chuẩn bị kĩ càng chu đáo. Soạn giáo án sơ lược trước khi lên lớp là thái độ chủ quan cần tránh. Tuy nhiên, GV hết sức tránh tình trạng soạn giáo án chỉ là sự sao chép lại SGK.
Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới PPDH theo hướng vận dụng các PPDH tích cực thì việc GV thiết kế bài dạy theo hướng trên đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của QTDH. Để thiết kế bài dạy theo hướng vận dụng các PPDH tích cực thì yêu cầu GV phải tiến hành theo các bước như sau:
* Xác định mục tiêu bài học:
Mục tiêu bài học chính là những gì HS phải đạt được sau một tiết học, một bài học. Mục tiêu của một bài học môn chính trị bao gồm: Về kiến thức; về kĩ năng; về thái độ. Tức là sau bài học HS nhận thức được điều gì, đạt được kĩ năng nào và có thái độ ra sao. Điều này được thể hiện qua một số cụm từ như: Nắm được, hiểu được, trình bày được, chứng minh được, giải thích được, vận dụng được.
Việc xác định đúng mục tiêu bài học sẽ là cơ sở để GV tìm ra những PPDH tích cực một cách hợp lý để truyền tải tri thức của bài học đến cho HS.
tri thức, tư tưởng, kĩ năng, kĩ xảo là yếu tố đóng vai trò quyết định trong mỗi bài dạy. Nếu không xác định rõ ràng, chính xác, cụ thể sẽ không xác định được cả về mặt định tính và định lượng của tri thức, sẽ không làm rõ được nội dung cơ bản cần truyền thụ của GV và lĩnh hội của HS.
* Xác định PPDH - Hình thức tổ chức dạy học:
Mấu chốt của việc thiết kế bài dạy theo hướng vận dụng các PPDH tích cực chính là vấn đề lựa chọn phương pháp. Đây thực chất là việc xác định con đường dẫn dắt HS tiếp thu tri thức một cách tích cực, năng động. Trong một bài giảng môn chính trị có thể phải kết hợp nhiều phương pháp và luôn thay đổi phương tiện dạy học nhưng cũng cần thể hiện phương pháp chính (phương pháp chủ đạo). Bởi vậy, yêu cầu GV phải nắm vững và căn cứ vào mục tiêu bài dạy cũng như sự phân chia thời gian ở từng mục bài để vận dụng PPDH tích cực nào cho phù hợp với từng bài, từng phần, từng mục nhỏ, từng khâu của tiết dạy.
* Xác định tài liệu và phương tiện dạy học:
Tài liệu và phương tiện dạy học môn chính trị bậc trung cấp chuyên nghiệp rất phong phú và đa dạng.
Về tài liệu dạy học: GV có thể thu thập, tìm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không thể không có giáo trình môn chính trị và kế hoạch giảng dạy bộ môn theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Đây là hai tài liệu quan trọng nhất mà GV cần phải có. Đây cũng là hai tài liệu có tính pháp lý cao nhất làm cơ sở cho GV giảng dạy bộ môn chính trị.
Về phương tiện dạy học: Vận dụng PPDH tích cực vào dạy học bộ môn chính trị ở bậc trung cấp chuyên nghiệp có thể sử dụng các phương tiện dạy học như sau:
- Sơ đồ, biểu đồ..
- Phim, đèn chiếu, máy chiếu, . - Phiếu học tập.
- Câu chuyện, tình huống, số liệu có liên quan đến bài học....
* Xác định các bước lên lớp (Tiến trình dạy học):
Khi thiết kế giáo án, người GV phải hình dung và xác định cho được mình cần phải làm gì khi lên lớp. Đối với bài dạy môn chính trị thì GV cần phải xác
định được trọng tâm kiến thức của từng bài, từng phần, từ đó có sự phân chia thời gian cho hợp lý cho từng phần, từng mục. Có như vậy GV mới có cơ sở để tổ chức các hoạt động dạy học và lựa chọn PPDH tích cực cũng như phương tiện, thiết bị dạy học cho phù hợp.
Tóm lại, hình thức của một giáo án tuỳ thuộc vào kết cấu của GV, vào sự suy nghĩ và sáng tạo của GV, đặc biệt là phần giảng bài mới. Tuy vậy, những phần cơ bản GV cần phải tuân theo là:
Ngày… tháng… năm… Tên bài giảng… Số tiết…
Lớp…
I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức 2. Về kĩ năng 3. Về thái độ
II. Phương pháp - Hình thức tổ chức dạy học III. Tài liệu và phương tiện dạy học
IV. Hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài mới 4. Dạy học bài mới 5. Củng cố, luyện tập 6. Hướng dẫn tự học ở nhà