- Thực hiện đúng tiến trình dạy học trên lớp
3.2.3 Nhóm giải pháp đối với nhà trường
Vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn chính trị nói riêng và các môn học khác nói chung muốn đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất thiết cần phải nhà trường cần quan tâm đến các vấn đề sau:
Thứ nhất: Về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học: đây là vấn đề cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình dạy và học. Bởi việc thành công của quá trình dạy học với phương pháp tích cực rất cần thiết phải có trang thiết bị hỗ trợ như: máy chiếu, âm thanh, phòng học...Nhà trường cần xây dựng và thiết kế phòng học khoảng từ 45-50 học sinh một lớp là vừa; nếu số lượng học sinh trong cùng lớp học quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung của các em.
Ngoài ra, đối với các trường thuộc khối kỹ thuật nhất thiết phải có những phòng thực hành với đầy đủ trang thiết bị máy móc chuyên ngành nhằm phục vụ quá trình “ học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn với thực tiễn” . Tránh trường hợp việc học sinh học xong hết chương trình lý thuyết sau đó mới cho thực hành, làm như thế sẽ rất bất cập trong việc thực hiện vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học.
Riêng đối với môn chính trị, ngoài những yêu cầu trên thì bộ môn đòi hỏi nhà trường cần có hệ thống tư liệu, sách, tạp chí chuyên ngành ...nhằm tạo điều kiện phát huy tính tự học của học sinh. Điều đó cũng có nghĩa là nhà trường cần quan tâm đến công tác thư viện – môi trường tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
Thứ hai: Xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch cho việc dạy học Khoa và tổ bộ môn là đơn vị chuyên môn giữ vị trí quan trọng nhất trong việc triển khai hoạt động đổi mới phương pháp dạy học; là đầu mối để thực hiện các quyết định của hiệu trưởng; là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, thể nghiệm, trao đổi, tổng kết kinh nghiệm áp dụng lý luận phương pháp dạy học mới vào đặc thù của bộ môn... Vì vậy, tăng cường hoạt động của khoa và tổ chuyên môn là điều kiện then chốt, quan trọng đầu tiên của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.
Lãnh đạo Trường và Khoa cần quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên chuyên sâu cho từng bộ môn, đặc biệt những bộ môn còn thiếu giảng viên chuyên ngành; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ và giảng viên
Tạo điều kiện, khuyến khích động viên các giảng viên trong khoa tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: vận dụng phương pháp dạy học tích cực, tích cực hóa phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp nhiều phương pháp tích cực nhằm phát huy những mặt tích cực của từng phương pháp, mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học
Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường về đổi mới phương pháp dạy học, khoa và tổ chuyên môn cần xây dựng kế hoạch cụ thể về dự giờ thăm lớp để triển khai việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức trao đổi góp ý kịp thời cho từng giờ dạy để rút kinh nghiệm cho những giờ dạy tiếp theo, có chỉ tiêu phấn đấu rõ ràng, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân; gắn hoạt động đổi mới phương pháp dạy học với công tác sinh hoạt chuyên môn, tự bồi dưỡng, nghiên cứu và hội thảo khoa học. Cuối mỗi năm học, mỗi cá nhân cần có báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về đổi mới phương pháp dạy học trong lĩnh vực chuyên môn của mình.Từ đó, căn cứ vào kết quả đạt được nhà trường sẽ khen thưởng nhằm tạo động lực để giáo viên tiếp tục nghiên cứu khoa học phục vụ chuyên môn.
Thứ ba:Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: Khuyến khích giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình thông qua các hình thức như: học nâng chuẩn, học cao học, tham dự các lớp lý luận chính trị nhằm nâng cao phẩm chất, bản lĩnh chính trị cho bản thân. Thường xuyên tổ chức cho giáo viên dự các buổi tập huấn chuyên môn do Bộ giáo dục chủ trì, duy trì chế độ họp giao ban bộ môn và khoa để cập nhật quy định dạy học mới, tổ chức dự giờ thăm lớp đối với giao viên trẻ, giáo viên giỏi nhằm đúc kết kinh nghiệm giảng dạy cũng như tạo điều kiện cho giáo viên tự học tập lẫn nhau để kịp thời thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
Kết luận chương 3
Quá trình thực hiện vận dụng các PPDH tích cực trong dạy môn chính trị, chúng ta cần phải tuân theo một quy trình chặt chẽ, từ thiết kế bài dạy theo hướng vận dụng các PPDH tích cực, thực hiện đúng tiến trình dạy học trên lớp cho đến
tiện, thiết bị vào QTDH và tiến hành kiểm tra, đánh giá HS. Các khâu, các bước của QTDH có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, do đó, cần làm tốt từng khâu, từng bước và tuân thủ quy trình một cách chặt chẽ, thống nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu dạy học.
Mặt khác, việc vận dụng các PPDH tích cực trong dạy học môn chính trị phải được đảm bảo bằng một số nhóm giải pháp cụ thể. Đó là các nhóm giải pháp đối với GV, giải pháp đối với HS, giải pháp đối với Nhà trường.
Thực hiện tốt quy trình và giải pháp nói trên góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn chính trị ở bậc trung cấp chuyên nghiệp, đồng thời để thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra cần phải tiếp tục nghiên cứu và căn cứ vào thực tiễn của mỗi đơn vị nhà trường.