Nhóm giải pháp đối với học sinh

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy môn chính trị ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật miền nam thành phố hồ (Trang 70 - 72)

- Thực hiện đúng tiến trình dạy học trên lớp

3.2.2 Nhóm giải pháp đối với học sinh

Thứ nhất, xác định rõ đối tượng, động cơ, mục đích học tập

Khi học bộ môn chính trị, đầu tiên học sinh cần có sự khái quát chung, trả lời câu hỏi: học cái gì, học để làm gì? Kết quả đạt được là gì?

niệm, quan điểm, các phạm trù và chuẩn mực đạo đức của xã hội. Việc học tập nghiên cứu bộ môn sẽ cung cấp cho các em thế giới quan và phương pháp luận khoa học, nhận thức được sự vận đống phát triển mang tính quy luật khách quan của xã hội...Và khi nhận thức được như thế các em có được một tâm thế vững chắc khi vận dụng kiến thức đã học và việc vận dụng thực thế.

Giáo dục môn chính trị cho HS trung cấp chuyên nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của các em về các giá trị của khoa học, đạo đức truyền thống của dân tộc không chỉ dừng lại ở việc trang bị cho HS những tri thức khoa học mà điều quan trọng hơn là động viên các em vận dụng tri thức môn học vào đời sống hàng ngày. Tất nhiên, để làm được điều đó đòi hỏi và phụ thuộc rất lớn vào PPDH mà GV sử dụng. Động viên HS vận dụng tri thức bài học vào đời sống là phải hình thành ở các em lòng tin vào chân lý của bài học, vào những phạm trù, nguyên tắc của XHCN,... hình thành ý muốn hành động theo những tri thức đó, giáo dục ý chí thực hiện cho đến khi đạt được kết quả.

Thứ hai, hình thành phương pháp học tập chủ động,tích cực

Qua khảo sát, thực nghiệm và trao đổi với sinh viên, đặc biệt là tìm hiểu nguyên nhân đối với những sinh viên có kết quả học tập yếu kém, chúng tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lên nguyên nhân là do không xây dựng được phương pháp học tập phù hợp. Những em này tiếp tục duy trì thói quen "học vẹt, học dồn, học tủ" từ các bậc học phổ thông. Nhiều em cố học thuộc lòng từng câu, từng chữ y nguyên như trong giáo trình, nhưng không nắm được nội dung cốt lõi của vấn đề học tập. Một số khác có thói quen chủ quan ỷ lại, quá tin vào sức mình, hoặc do lười nhác, hoặc cũng có thể do không nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của môn học, hoặc cho rằng đây là môn học phụ, học đủ điểm là được nên không tập trung nổ lực học tập ngay từ đầu mà để đến cuối kỳ, cận sát ngày thi mới học. Để đối phó với việc thi, kiểm tra trước mắt các em thường phải chọn "giải pháp tình thế" đó là học tủ, lựa chọn một vài vấn đề, nội dung mà các em cho là ra đề thi để học, kiến thức hoàn toàn không có tính hệ thống, kết quả đem lại không như mong muốn.

Đối với môn học này, khi học các em sẽ tiếp cận với "hệ thống quan điểm và học thuyết" khoa học, trong đó có nhiều khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy

luật mang tính trừu tượng rất cao, bao hàm các lĩnh vực tri thức hết sức rộng lớn, trong khi quỹ thời gian học tập thì không nhiều, cho nên các em không thể áp dụng phương pháp học thuộc lòng từng câu, từng chữ, kinh viện, giáo điều như trước đây được nữa. Vì vậy, khi chuyển lên bậc học đại học, cao đẳng dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo các em cần phải nhanh chóng đổi mới phương pháp học tập, xây dựng cho mình phương pháp học phù hợp, từ bỏ những thói quen học vẹt, học dồn, học tủ, chuyển sang phương pháp học tập mới, hình thành thói quen chủ động nghiên cứu, tạo lập kỹ năng sưu tầm, tra cứu tài liệu, sử dụng các phương tiện học tập, tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề để lĩnh hội tri thức. Khi học trên lớp, không cần phải ghi chép nhiều, chỉ cần ghi tóm lược những ý chính và phải cố gắng lắng nghe để hiểu đúng tinh thần, thực chất của vấn đề. Khi về nhà cần đọc nhiều tài liệu, sách báo, tạp chí,... trước hết là đọc lại giáo trình để hiểu rõ các thuật ngữ, khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật; tiếp đến là đọc các tài liệu tham khảo có liên quan; đối chiếu, liên hệ với thực tiễn để bổ sung kiến thức. Để có kiến thức sâu rộng và nhớ lâu, không những phải lắng nghe bài giảng của thầy, sử dụng các phương tiện học tập để tự học mà còn cần phải tích cực tham gia trao đổi, thảo luận, tranh luận cùng với bạn bè trong nhóm, trong lớp.

Thứ ba, hình thành kỷ năng sưu tầm, tra cứu tài liệu, sử dụng các phương tiện học tập

V.I.Lênin đã từng nói: "Không có sách thì không có tri thức". Câu nói đó không những đã chỉ cho chúng ta nơi cất giữ một khối lượng tri thức khổng lồ, mà còn chỉ cho chúng ta con đường để đi tới tri thức của nhân loại. Không ở đâu có thể giúp chúng ta có nguồn tri thức dồi dào, phong phú bằng thư viện nếu ta biết khai thác và sử dụng tốt nó cho việc học tập của mình. Đây là một thuận lợi lớn, vì vậy các em cần nhanh chóng tiếp cận, tạo lập kỷ năng sưu tầm, tra cứu tài liệu, sử dụng các phương tiện hiện đại: internet,các nhóm tư liệu điện tử, báo điện tử chuyên ngành,tạp chí điện tử về chính trị...., khai thác tốt thư viện để phục vụ cho việc học tập của mình nhằm đạt kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy môn chính trị ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật miền nam thành phố hồ (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w