0
Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Một số giải pháp vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy môn chính trị tại trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Miền Nam, Thành phố Hồ

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY MÔN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT MIỀN NAM THÀNH PHỐ HỒ (Trang 69 -70 )

- Thực hiện đúng tiến trình dạy học trên lớp

3.2 Một số giải pháp vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy môn chính trị tại trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Miền Nam, Thành phố Hồ

chính trị tại trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Miền Nam, Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1Nhóm giải pháp đối với giáo viên

Giảng viên phải đuợc đào tạo chu đáo, bồi dưỡng thường xuyên để thích ứng với những thay đổi về chức năng và nhiệm vụ đa dạng, phức tạp của quá trình dạy học; nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục. Mạnh dạn giao việc cho đội ngũ giảng viên trẻ để họ có môi trường thực tiễn học tập, rèn luyện, tiếp cận được các công việc của một cán bộ khoa học, vừa giảng dạy vừa nghiên cứu. Giảng viên trẻ cần tiếp tục rèn luyện các mặt: tập viết, tập giảng, rèn luyện tác phong sư phạm, kỷ luật làm việc, kỷ luật phát ngôn, bản lĩnh chính trị, tinh thần cầu thị... Tăng cường công tác dự giờ, kiểm định chất lượng lên lớp của

giáo viên; từ đó, kịp thời đóng góp ý kiến cho giáo viên nếu giáo viên đó còn chưa mạnh dạn thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực.Đồng thời thường xuyên tổ chức các tiết lên lớp theo hướng sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo tiết học mẫu để giáo viên học tập nâng cao nghiệp vụ.Tổ chức họp chuyên môn hằng tuần để cập nhật những thay đổi trong chương trình dạy và lấy ý kiến đóng góp của giáo viên về môn học nhằm định hướng chuyên môn với giáo viên. Đề xuất lãnh đạo nhà trường có hình thức khen thưởng đối với giáo viên thực hiện các tiết học với phương pháp tích cực đạt kết quả; đó cũng là động lực để giáo viên có ý thức tự giác bồi dưỡng, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ.

Người giảng viên vừa phải có tri thức sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin vào dạy học, biết định hướng sự phát triển của sinh viên theo mục tiêu giáo dục, nh- ưng cũng phải đảm bảo sự tự do sáng tạo của sinh viên trong hoạt động nhận thức. "Muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải biết kế thừa những tinh hoa của truyền thống giáo dục dân tộc, phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục có đạo đức, có tay nghề cao, đó là những người biết kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn"[5; tr.21]. Vì vậy, nếu người giảng viên biết khéo léo phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học bằng sự kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau: PPDH tích cực, tích cực hóa phương pháp truyền thống, kết hợp phương pháp truyền thống với phương pháp tích cực thì người học đang chịu sự tác động của giáo dục sẽ trở thành chủ thể của giáo dục, họ sẽ chịu trách nhiệm về sự phát triển của bản thân đối với tập thể, xã hội và xu thế thời đại.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY MÔN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT MIỀN NAM THÀNH PHỐ HỒ (Trang 69 -70 )

×