trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Miền Nam, Thành phố Hồ Chí Minh
* Khái quát về quá trình phát triển trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Miền Nam, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển đào tạo nguồn nhân lực tại địa bàn Tp.HCM và các tỉnh phía Nam. Vào năm 2006 một số nhà giáo, nhà đầu tư có tâm huyết đứng ra thành lập Hội đồng sáng lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam nhằm góp phần đào tạo nhân lực cho khu vực phía Nam và cho địa bàn Tp.HCM. Sau 2 năm chuẩn bị và xúc tiến các thủ tục, ngày 13/07/2007 Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM có công văn số 1562/GDĐT-TC gởi UBND Tp.HCM về việc thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam; ngày 09/08/2007 Sở Nội vụ Tp.HCM có tờ trình số 577/TTr-SNV trình chủ tịch UBND Tp.HCM về việc thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam; cho đến ngày 20/08/2007 UBND Tp.HCM có công văn số 5384/UBND-VX kính gởi Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đề nghị cho phép thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam.
Vào ngày 11/01/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định đồng ý về nguyên tắc Thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam.
Ngày 11/01/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định số 214/QĐ- BGDĐT về việc công nhận Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam.
Sau thời gian dài Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Trường chuẩn bị tài chính về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cho đến ngày 28/07/2008 Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam chính thức ra đời, theo quyết định số 4188/QĐ-BGDĐT ngày 28/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam.
Trước khi đi vào hoạt động Nhà trường phải thông qua một số thủ tục theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm:
- Quyết định số 4221/QĐ-BGDĐT ngày 29/07/2008 về việc công nhận Hội đồng quản trị Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam.
- Quyết định số 4222/QĐ-BGDĐT ngày 29/07/2008 về việc công nhận Chủ tịch HĐQT Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam.
- Quyết định số 4223/QĐ-BGDĐT ngày 29/07/2008 về việc công nhận Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam.
- Quyết định số 5772/QĐ-BGDĐT ngày 04/09/2008 về việc mở ngành đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam với các ngành đào tạo: Kế toán doanh nghiệp thương mại dịch vụ; Tài chính - ngân hàng; Bảo dưỡng kỹ thuật máy tính và mạng máy tính; Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.
- Quyết định số 6012/QĐ-BGDĐT ngày 11/09/2008 về việc giao Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam đào tạo trình độ Cao đẳng hệ chính quy với các ngành đào tạo: Tin học ứng dụng; Kế toán; Quản trị kinh doanh; Tài chính ngân hàng.
- Quyết định số 676/QĐ-BGDĐT ngày 03/02/2009 về việc giao Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam đào tạo trình độ Cao đẳng hệ chính quy với ngành đào tạo: Quản lý đất đai.
- Quyết định số 693/QĐ-BGDĐT ngày 04/02/2009 về việc cho phép mở ngành đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam với các ngành đào tạo: Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Quản trị văn phòng.
- Quyết định số 2537/QĐ-BGDĐT ngày 25/03/2009 về việc giao Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam đào tạo trình độ Cao đẳng hệ chính quy với ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng.
- Quyết định số 4378/QĐ-BGDĐT ngày 30/06/2009 về việc cho phép mở ngành đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam với ngành đào tạo: Dược sỹ trung cấp; Điều dưỡng.
- Quyết định số 8612/QĐ-BGDĐT ngày 28/09/2009 về việc cho phép mở ngành đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam với ngành đào tạo: Địa chính, Luật, Thiết kế và Quản lý Web, Quản lý đô thị.
- Quyết định số 1254/QĐ-BGDĐT ngày 05/04/2010 về việc cho phép mở ngành đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam với ngành đào tạo: Y sỹ y học dự phòng, Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng
- Quyết định số 548/QĐ-BGDĐT ngày 13/02/2012 về việc giao cho Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam đào tạo trình độ cao đẳng hệ chính quy 02 ngành : Dược và Điều dưỡng.
Đặc điểm học sinh trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Miền Nam, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Khối trung cấp 2 năm : 2.000 học sinh. +Khối trung cấp 2 năm 3 tháng: 200 học sinh .
Từ năm học 2008-2009 số lượng học sinh bậc trung cấp được tuyển vào học chỉ là xét tuyển từ phổ thông vào và có thêm bậc trung cấp 2 năm 3 tháng ( chỉ vừa học xong trung học cơ sở), từ đó dẫn đến trình độ của học sinh không đồng đều nên quá trình nhận thức và vận dụng những tri thức khoa học cũng hạn chế .
*Hoạt động và thành tích dạy học môn chính trị của trường.
Từ năm 2008 -2009 khi nhà trường được Bộ cho tuyển sinh đào tạo bậc trung thì hoạt động của môn chính trị rất đa dạng, đặc biệt hơn là ngoài giáo trình đào tạo chính trị của bộ giáo dục thì Khoa cũng biên soạn một tài liệu giảng dạy kèm theo giáo trình chuẩn của Bộ thì nó giúp cho học sinh trang bị kiến thức triết học, kinh tế chính trị, đạo đức, pháp luật từ đó hình thành thế thế giới quan và phương pháp luận khoa học, đồng thời cũng góp phần hình thành nhân cách của con người.
Ngoài các hoạt động nêu trên giáo viên môn chính trị còn tham gia các hoạt động như :
+ Tham gia thi giáo viện dạy giỏi khối Đại học Cao đẳng do Sở giáo dục tổ chức và cũng đạt thành tích trong hội thi.( 2 giải 3)
+ Tham gia “ Tư vấn pháp luật” cô Nguyễn Thị Kim Thoa làm chủ nhiệm. + Hướng dẫn học sinh tham gia hội thi “Olympic các môn triết học Mác – Lênin”.
- Thực trạng học tập môn chính trị ở trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Miền Nam, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả tiến hành điều tra, khảo sát 152 học sinh của 4 lớp Trung cấp tài chính 1 (TCTC1), Trung cấp tài chính 2 (TCTC2),Trung cấp xạy dựng 1 (TCXD1), trung cấp xây dựng 2 (TCXD2( ở trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Miền Nam để tìm hiểu nhận thức của học sinh về vai trò của môn chính trị và thái độ đối với môn học. Đa số học sinh nhận thức đúng vai trò, vị trí của môn chính trị trong nhà trường có 92% học sinh cho rằng chính trị là môn học rất cần thiết, bổ ích. Chỉ có 42/175 học sinh thích học môn chính trị chiếm(24%) 133/175 học sinh học có thái độ bình thường đối với môn học chiếm(76%, ) cá biệt có 7/175 học sinh không thích học môn chính trị, số học sinh nhận xét đây là môn học khó chỉ có 32% Với thái độ học tập như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập, bởi vì nếu học sinh có thái độ, động cơ đúng đắn trong học tập thì sẽ tham gia các hoạt động một cách tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo hơn, kết quả học tập sẽ cao hơn.
Bảng 1: Nhận thực của học sinh về vai trò của môn chinh trị và thái độ đối với môn học:
TT Nội dung câu hỏi và các phương án trả lời Tổng hợp ý
kiến Tỉ lệ %
1Theo em, môn chính trị là một môn học như thế nào?
- Là môn học rất cần thiết, bổ ích… 140/152 92% - Là môn phụ, học cũng được, không học cũng
cũng… 9/152 6%
- Là môn học không thiết thực… 3/152 2 %
2Môn chính trị đối với em là môn học:
- Khó 49/152 32%
- Dễ 6/152 4% 3Em có thích học môn chính trị không?
- Không thích 6/152 4%
- Bình thường 116/152 76%
- Thích học 30/152 20%
Đồng thời, chúng tôi đã tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh khối trung cấp trong năm học 2011 -2012 ở trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Miền Nam:
Bảng 2: Kết quả học tập môn chính trị năm học 2011 - 2012:
Tổng số HS
Kết quả học tập môn chính trị (điểm trung bình môn học )
Giỏi 9 Tỉ lệ Khá Từ 6.5- 7.9 đ Tỉ lệ TB Từ 5đ- 6.4 đ Tỉ lệ Yếu <5 đ Tỉ lệ 2.200 165 7.5% 660 30% 1276 58% 99 4.5%
Qua bảng thống kê kết quả học tập cho chúng ta thấy chất lượng học tập môn chính trị không cao: số HS khá giỏi chỉ chiếm 37.5% tỉ lệ trung bình và yếu là 58.%. Trong tổng số 2.200 HS có 99 em có điểm tổng kết trung bình dưới 5 là sự phản chung tình trạng HS chưa nhiệt tình, chưa tích cực học tập trong những giờ học môn chính trị.
- Thực trạng giảng dạy môn chính trị ở trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Miền Nam, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay:
Để chuyển tải kiến thức môn chính trị đến học sinh yêu cầu đặt ra đối với người dạy cao hơn trong quá trình “dạy người”. Nội dung chương trình môn chính trị đòi hỏi tính thực tiễn, giáo dục niềm tin chân lý và sự vận dụng những kiến thức, quan điểm của triết học, kinh tế, chính trị, đạo đức ... để giải thích các vấn đề của xã hội, các nội dung của các bộ môn khoa học khác, vậy nên nếu học sinh không nắm được kiến thức môn chính trị, không có thế giới quan, phương
học tập cũng như ước mơ của tuổi trẻ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.Vì vậy, việc giảng dạy “... không đơn giản chỉ truyền đạt tốt nội dung những áp của nó, từ đó gắn với thực tiễn, giải đáp được những vấn đề đặt ra từ nguyên lý, quy luật là đủ, mà phải nắm được tinh thần, lập trường, quan điểm phương pháp thực tiễn”[3;86 ]
* Đội ngũ giảng dạy môn chính trị của trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Miền Nam gồm 4 thầy, cô giáo, độ tuổi từ 28-32. Trình độ đào tạo tốt nghiệp đại học chính quy, trong đó có một giáo viên đã có bằng thạc sĩ. Thời gian công tác có 3 giáo viên giảng dạy từ 5 năm trở lên, chỉ có một giáo viên có thâm niên công tác 2 năm.
Đối với công việc các thầy, cô giáo luôn yêu nghề, yêu học sinh, vui vẻ, nhiệt tình với công việc, Thầy cô luôn là tấm gương mẫu mực để học sinh noi theo. Trong mỗi bước phát triển, trường đã góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ : Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn chính trị ở trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Miền Nam hiện nay tuy có chuyển biến nhưng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa thật sự được thực hiện đồng bộ trong trường, ở tất cả GV trong các giờ dạy học.
Dạy và học môn chính trị hiện nay có nhưng thuận lợi và khó khăn nhất định, từ thực trạng nêu trên cho chúng ta thấy những nguyên nhân khách quan và chủ quan hiện nay.
Năng lực chuyên môn của giáo viên đa phần được đào tạo đúng chuyên ngành, tuổi đời phần lớn còn trẻ, năng động, đủ điều kiện để truyền thụ kiến thức, giúp học sinh lĩnh hội được tri thức khoa học và hình thành được thế giới quan và phương pháp luận khoa học có thể vận dụng vào cuộc sống, đội ngũ giáo viên được đào tạo và giảng dạy theo chuyên ngành thì chất lượng của môn chính trị được nâng lên một bước nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập, như: Vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thật sự có tâm quyết với môn mình dạy, còn tình trạng thầy đọc trò chép...chưa để cho học sinh có thời gian làm việc một cách chủ động nên không phát huy được tính tích cực của học sinh trong học tập
Qua việc phân tích, cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn chính trị ở bậc trung cấp chuyên nghiệp tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Miền Nam cho thấy rằng, để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu của học sinh chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp và hình thức dạy học khác nhau.
Vận dụng phương pháp dạy học tích cực đối với môn chính trị ở trung cấp chuyên nghiệp đòi hỏi: Giảng viên phải biết phát huy mặt tích cực và hạn chế nhược điểm của phương pháp truyền thống, kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực trong cùng bài giảng, sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học đa dạng, phong phú, phù hợp với nội dung từng mục, từng chương, từng phần của giáo trình; phù hợp với đặc trưng môn học.
Để kiểm chứng phần lý luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn chính trị ở bậc trung cấp chuyên nghiệp tại trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Miền Nam chúng ta cần phải tiến hành thực nghiệm sư phạm về vận dụng các phương pháp dạy học tích cực này.