và phát triển một đội ngũ những con người-công dân đông về số lượng, mạnh về chất lượng, có đủ năng lực và phẩm chất cần thiết, đủ sức đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước. Chính và vậy, môn chính trị ở nhà trường cao đẳng trung cấp hiện nay có vị trí, vai trò quan trọng trong việc tạo ra những con người-công dân phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, và những kỷ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, phát huy tính năng động sáng tạo; hình thành và phát triển con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân để đáp ứng ngày một tốt hơn những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp "đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức".
1.2.2 Mục tiêu của chương trình môn chính trị ở bậc trung cấp chuyên nghiệp: nghiệp:
* Về kiến thức:
Hiểu bản chất của thế giới là vật chất; vận động và phát triển theo những quy luật khách quan là thuộc tính vốn có của thế giới vật chất; con người có thể nhận thức và vận dụng được những quy luật ấy.
Qua nội dung các bài học, HS nắm được mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động của chủ thể với khách thể qua các mối quan hệ: thực tiễn với nhận thức, tồn tại xã hội với ý thức xã hội, con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội.
Hình thành những khái niệm cơ bản về nhà nước,nắm bắt được chính sách chủ trương của Đảng và nhà nước; cũng như quá trình vận động và những phát sinh và mâu thuẫn cơ bản của thời đại hiện nay.
* Về kỹ năng: Thông qua các kiến thức đã được trang bị, HS vận dụng những tri thức triết học với tư cách là thế giới quan, phương pháp luận để phân tích các hiện tượng tự nhiên, xã hội thông thường và các hiện tượng đạo đức, kinh tế, nhà nước, pháp luật... ở các phần học sau.
* Về thái độ:
Tôn trọng những quy luật khách quan của tự nhiên và của đời sống xã hội. Khắc phục những biểu hiện duy tâm trong đời sống hàng ngày, phê phán các hiện tượng mê tín, dị đoan và tư tưởng không lành mạnh trong xã hội.
Có quan điểm phát triển, ủng hộ và làm theo cái mới, cái tiến bộ, tham gia tích cực và có trách nhiệm với các hoạt động của cộng đồng.
Từ những kiến thức về nhà nước xã hội chủ nghĩa,tư bản chủ nghĩa và quy luận vận động của thời đại hiện nay;giúp người học có những nhận thức đúng đắn,đấu tranh chống những tư tưởng sai trái nhầm chống phá công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tài liệu tham khảo: Rất đang dạng và phong phú bao gồm các câu chuyện,
lời giải một số từ, nội dung của bài học, các tài liệu, địa chỉ các nguồn tài liệu cần tham khảo giúp cho học sinh trong quá trình nghiên cứu, tự học được thuận lợi dễ dàng.
Câu hỏi : Giúp học sinh khắc sâu, mở rộng kiến thức, trau dồi lý, đạo đức, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực tư duy, vận dụng các tri thức đã được học vào lý giải những vấn đề của tự nhiên, xã hội và con người. Với các vấn đề đã
nêu trên cần phải đổi mới phương pháp dạy học để khai thác nội dung, các phần của SGK. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Đổi mới kiểm tra, đánh giá, sử dụng trong các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hiện nay.