Tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trong khai thác hải sản

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại khánh hòa, đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm (Trang 48 - 50)

Khai thác hải sản là một nghề truyền thống của đại bộ phận cư dân ven biển. Trên 80% tàu thuyền tập trung khai thác chủ yếu ở vùng sông nước ven bờ trong khi vùng này chỉ chiếm khoảng 11% diện tích vùng đặc quyền kinh tế. Sản lượng khai thác bền vững ở vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 50m được ước tính khoảng 0,6 triệu tấn trong khi sản lượng khai thác ven bờ hiện nay đã đạt khoảng 1,1 triệu tấn. Điều này chứng tỏ sức ép khai thác lên nguồn lợi ven bờ là quá lớn [15].

Tình trạng năng suất khai thác cũng như chất lượng nguồn lợi có xu hướng suy giảm. Nguyên nhân do tình trạng yếu kém trong công tác quản lý, trình trạng ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước làm mất cân bằng hệ sinh thái biển.

Ở nước ta, vấn đề ô nhiễm nông nghiệp đang diễn ra với tính chất nghiêm trọng, tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nói chung và thuốc trừ sâu nói riêng một cách tùy tiện, không tuân theo quy định dùng thuốc và ngưng dùng thuốc trong trồng trọt nên đã dẫn đến vấn đề tồn dư thuốc trừ sâu trong đất gây ô nhiễm đất và không khí. Khi mưa, quá trình rửa trôi đất sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Ngoài ra, nguồn nước còn bị ô nhiễm bởi lượng thuốc thừa sau khi sử dụng. Qua phân tích 17 mẫu nước mặt mới đây trên sông Tiền, sông Hậu và các sông khác gần những vùng sản xuất rau, màu, các tiểu vùng sản xuất lúa, các khu vực nuôi thả thuỷ sản… Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Vĩnh Long đã phát hiện dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong nước khá cao với nồng độ từ 0,11 đến 0,19 micrôgam/lít.

Việc sử dụng thuốc trừ sâu liên tục và không theo một giới hạn nghiêm ngặt trong quá trình trồng trọt làm ảnh hưởng đến môi trường đất, nước; Khi phun thuốc trên cây trồng, có hơn 50% thuốc bị rơi vãi xuống đất. Đó là chưa kể biện pháp bón trực tiếp vào đất. Ước tính có tới 90% thuốc sử dụng không tham gia diệt sâu, bệnh mà gây nhiễm độc cho đất, nước, không khí và nông sản (Phạm Văn Biên và CTV, 2000). Sự tồn tại và vận chuyển của thuốc BVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cấu trúc hóa học của hợp chất, loại thuốc, loại đất, điều kiện thời tiết, phương thức sử dụng. Tốc độ phân giải của thuốc trừ sâu trong đất diễn ra chậm. Thời gian phân hủy hoàn toàn của thuốc có thể trên 10 năm. Như vậy, quá trình sử dụng liên tục thuốc trừ sâu sẽ tạo ra một lượng dư thừa lớn trong đất, quá trình rửa trôi làm nước bị nhiễm thuốc trừ sâu.

Ở Việt Nam có hệ thống kênh rạch dày đặc nên khó tránh khỏi trình trạng ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng. Các loài thủy hải sản sống trong môi trường nước bị ô nhiễm thuốc trừ sâu cũng bị tác động theo. Các loài thủy sản sẽ ăn phải những thức ăn có hàm lượng thuốc trừ sâu, lâu dần nó sẽ tích tụ trong cơ thể thủy sản.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại khánh hòa, đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)