Đánh giá tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên 5 loài hải sản kha

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại khánh hòa, đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm (Trang 56 - 59)

hải sản khai thác tại Khánh Hòa

Lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc trừ sâu gốc clo trên 5 loài hải sản đại diện cho 5 loại hình nghề khai thác lưu thông tại cảng cá, chợ cá, cơ sở thu mua tại Khánh Hòa được thể hiện ở hình 2.2.

Bảo quản mẫu

Đánh giá kết quả Xác định đối tượng Sản phẩm nghề chụp Sản phẩm nghề lưới vây Sản phẩm nghề lưới kéo Sản phẩm nghề lưới rê Sản phẩm nghề câu Xác định cỡ mẫu (390 mẫu) Xác định địa điểm lấy mẫu 5 Cảng 11 Chợ 10 Cơ sở Lấy mẫu

Phân tích chỉ tiêu hóa học thuốc trừ sâu

Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm phân tích mẫu của 5 loại hải sản khai thác tại Khánh Hòa

2.2.1.1. Lấy mẫu

a. Xác định địa điểm lấy mẫu

Mẫu được thu tại 5 cảng cá, 11 chợ, 10 cơ sở thu mua gồm:

+ 5 cảng cá: Cảng cá Hòn Rớ, Cảng cá Vĩnh Lương, Cảng cá Vĩnh Trường (Nha Trang), Cảng cá Đá Bạc (Cam Ranh), Cảng cá Đại Lãnh (Vạn Ninh).

+ 11 chợ gồm: 6 chợ ở Nha Trang: Chợ Đầm (loại I), chợ Xóm Mới (loại II), chợ Vĩnh Hải (loại I), chợ Phước Thái (loại II), chợ Phương Sơn (loại II), chợ đầu mối thủy sản Nam Trung Bộ; 1 chợ loại II ở Cam Ranh: Chợ Ba Ngòi; 2 chợ loại II ở Ninh Hòa: chợ Dinh, chợ Dục Mỹ; 2 chợ loại II ở Vạn Ninh: chợ Vạn Ninh, chợ Tu Bông (Nguồn: Sở Công thương Khánh Hòa, 2013).

Lý do lấy mẫu tại các chợ loại I, loại II (trong tổng cộng 140 chợ thương mại ở Khánh Hòa) và chợ cá Nam Trung Bộ là vì các chợ trên có quy mô lớn, đa dạng về mặt hàng hải sản, có khu vực riêng để bán hải sản và cũng là các đầu mối phân phối hải sản đến các khu vực buôn bán hải sản khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

+ 10 cơ sở thu mua: 4 cơ sở thu mua tại Nha Trang, 2 cơ sở thu mua tại Cam Ranh, 2 cơ sở thu mua tại Ninh Hòa và 2 cơ sở thu mua tại Vạn Ninh.

Với cơ sở thu mua thì tại Khánh Hòa có 101 cơ sở thu mua hải sản, vì tổng thể hữu hạn (101 cơ sở) nên cỡ mẫu được tính theo công thức:

N = k n [17].

(với k =1, N là số cơ sở, n là tổng số cơ sở) Ta có: N = 1 101 = 10

Như vậy, danh sách các cơ sở thu mua được thành lập theo địa phương và theo thứ tự alphabet của tên cơ sở (phụ lục 8), số cơ sở thu mua được chọn lựa để lấy mẫu là 10 (cứ cách 10 cơ sở thu mua ta chọn được 1 cơ sở). Nếu cơ sở nào không có loại hải

sản cần lấy mẫu thì tiến hành lấy mẫu hải sản đó tại các cơ sở thu mua hải sản kế tiếp trong danh sách.

b. Xác định cỡ mẫu

Mẫu được lấy từ 5 cảng, 11 chợ, 10 cơ sở thu mua đã được xác định trên. Mỗi địa điểm lấy 5 mẫu loại hải sản đại diện cho 5 loại hình nghề khai thác và lấy mẫu ở 3 đợt. Như vậy tổng số mẫu trong nghiên cứu này là 390 mẫu. Sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện để thực hiện lấy mẫu.

c. Phương pháp lấy mẫu [6]

Việc lấy mẫu đảm bảo nguyên tắc và phương pháp lấy mẫu theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01/4/2011 (Bộ Y tế, 2011), là mẫu phải đại diện cho lô đồng nhất theo từng loại hình khai thác, đảm bảo tính khách quan và ngẫu nhiên.

Lượng mẫu được lấy theo từng loại hình khai thác tại 1 địa điểm là 01 kg, được chia làm 3 phần: 01 phần gửi phân tích, 01 phần kiểm định và 01 phần lưu tại phòng kiểm nghiệm. Phương pháp lấy mẫu được thực hiện theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5276:1990.

Mẫu được lấy ở nhiều vị trí khác nhau, mẫu được lấy bằng dụng cụ đã được rửa sạch, sấy khô. Sau khi lấy xong mẫu được cho vào dụng cụ chuyên dụng, chuyển về phòng thử nghiệm trong ngày (trước 24 giờ) để kiểm nghiệm. Mẫu được đánh số ký hiệu (mã hóa) và trả lời theo ký hiệu mẫu.

d. Bảo quản mẫu [18]

Khi lấy và vận chuyển về phòng kiểm nghiệm, mẫu phải được bảo quản trong điều kiện như sau:

- Mỗi mẫu phải có bao gói riêng, sạch để tránh nhiễm bẩn (nên sử dụng 2 túi PE lồng vào nhau và gắn nhãn vào giữa 2 lớp PE). Bao đựng mẫu được làm kín bằng cách buộc hoặc hàn kín miệng.

- Trên nhãn cần ghi tối thiểu các thông tin: ngày lấy mẫu, tên mẫu, tên chủ cơ sở cung cấp, mã số mẫu tương ứng với mã số trên phiếu lấy mẫu.

2.2.1.2. Phương pháp phân tích dư lượng thuốc trừ sâu gốc clo

Thuốc trừ sâu gốc clo trong hải sản được xác định trên hệ thống sắc ký đầu dò bắt điện tử (GC – ECD) với giới hạn phát hiện (LOD) được trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Phương pháp phân tích dư lượng thuốc trừ sâu gốc clo

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại khánh hòa, đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)