1.3.7.1. Giới thiệu về biểu đồ xương cá
Biểu đồ xương cá (fishbone diagram) hay biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram) có tên gốc là phương pháp Ishikawa. Là phương pháp nhằm tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề từ một hiện tượng quan sát thấy hoặc có thể xảy ra. Được ông Kaoru Ishikawa đưa vào những năm 1960, ông là người tiên phong về quản lý chất lượng tại nhà máy đóng tàu Kawasaki và được xem là người có công với quản lý hiện tại.
Biểu đồ xương cá là một trong 7 công cụ cơ bản của quản lý chất lượng bao gồm Histogram, ParetoChar, checksheet, control chart, Flowchart và scatter diagram.
1.3.7.2. Mục đích
Phân tích biểu đồ xương cá giúp ta hình dung xuyên suốt những nguyên nhân của một vấn đề một cách triệt để, từ đó thực hiện hành động khắc phục để đảm bảo chất lượng. Đây là công cụ được dùng nhiều nhất trong việc tìm kiếm những nguyên nhân, khuyết tật trong quá trình sản xuất.
Biểu đồ xương cá giúp ta nhận ra các yếu tố có thể giúp hoàn thiện quá trình.
1.3.7.3. Cấu trúc và cách xây dựng biểu đồ xương cá [31]
Cấu trúc biểu đồ xương cá
- Xương trung tâm: đó là những vấn đề tác động có thể là:
+ Chất lượng sản phẩm: chất lượng hải sản sau thu hoạch không đảm bảo an toàn thực phẩm…
+ Kết quả hoạt động: hiệu quả trong làm việc, thời gian yêu cầu… - Xương chính phụ: được thể hiện thông qua những nguyên nhân điển hình:
+ Đối với sản xuất: 5M’s (Man – con người, Machine – máy móc, Method – phương pháp, Meterial – nguyên vật liệu, Measurement – sự đo lường)
+ Đối với dịch vụ: 5P’s (People – con người, Process – quá trình, Place – địa điểm, Provision – sự cung cấp, Patron – khách hàng)
Cách xây dựng biểu đồ xương cá
Để xây dựng một biểu đồ xương cá hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích trong phân tích, có thể thêm vào các câu hỏi:
Who – Ai làm? What – Làm cái gì? When – Khi nào? Where - Ở đâu?
Bước 1: Xác định vấn đề: viết vấn đề cần tìm hiểu vào ô bên phải tờ giấy, sau đó kẻ một đường thẳng từ trái sang phải mũi tên hướng về phía giống như xương sống cá và đầu con cá.
Bước 2: Xác định các nguyên nhân chính: những nguyên nhân chính được liệt kê ra ở những nhánh lớn ở hai bên xương sống. Nguyên nhân chính được xác định bằng cách đặt các câu hỏi 4W (what, where, when, who) và 1H (how).
Vấn đề Nguyên nhân1 Nguyên nhân 2
Bước 3: tiếp tục suy nghĩ những nguyên nhân cụ thể hơn (nguyên nhân cấp 1) có thể gây ra nguyên nhân chính, được thể hiện bằng những mũi tên hướng vào nguyên nhân chính.
Bước 4: tiếp tục thêm vào các nguyên nhân có thể có cho đến khi mỗi nhánh đạt được một nguyên nhân gốc rễ.
Bước 5: kiểm tra lại tính logic của mỗi chuỗi nguyên nhân. Bước 6: kiểm tra tính đầy đủ của biểu đồ.
Bước 7: ghi tên tiêu đề biểu đồ.
1.3.7.4. Ưu và nhược điểm của biểu đồ xương cá
Ưu điểm
- Biểu đồ xương cá mang đến cái nhìn toàn diện về tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả, cho phép phân tích sâu đến tận gốc rễ của vấn đề chứ không phải là cái nhìn sơ qua, phiến diện bên ngoài.
- Biểu đồ xương cá là một công cụ dễ sử dụng mang lại nhiều hiệu quả cao cho người sử dụng, dễ theo dõi do có sự phân cấp các nguyên nhân qua các nhánh chính và phụ.
Vấn đề Nguyên nhân1 Nguyên nhân 2
Nguyên nhân 3 Nguyên nhân 4 Nguyên nhân phụ 3.1 Nguyên nhân phụ 4.1 Nguyên nhân phụ 1.1
Nhược điểm
- Đối với những vấn đề lớn và phức tạp thì biểu đồ xương cá sẽ rất khó để phân tích do lượng thông tin nhiều cần một không gian đủ lớn để có thể trình bày tất cả những yếu tố có liên quan đến vấn đề đó.
- Khi sử dụng biểu đồ xương cá rất dễ có xu hướng tập trung vào một số nguyên nhân ít có ý nghĩa.
1.3.7.5. Ứng dụng của biểu đồ xương cá
Biểu đồ xương cá (biểu đồ nhân quả) được sử dụng để phân tích các thông tin của các mối quan hệ nhân quả, tạo điều kiện thuận lợi giải quyết vấn đề từ triệu chứng, nguyên nhân dẫn đến giải pháp. Đây là công cụ đặc biệt quan trọng để phân tích cải tiến chất lượng, thực hiện hành động, khắc phục phòng ngừa.
Biểu đồ nhân quả dùng để xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hải sản sau thu hoạch [19]. Nó có thể sử dụng trong bất kỳ vấn đề nào: việc lập sơ đồ sẽ chỉ thấy rõ từng nguyên nhân qua đó ta có thể đưa ra các đề xuất giải pháp nhanh chóng.
Việc ứng dụng biểu đồ nhân quả dường như không có giới hạn, nó phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của nhóm, cá nhân xây dựng và sử dụng biểu đồ này. Tuy nhiên, có nhiều khó khăn thường gặp trong việc sử dụng biểu đồ nhân quả. Kinh nghiệm cho thấy khó khăn đó là do chưa có được quá trình giải quyết vấn đề một cách hệ thống. Vì vậy, cần lập một quá trình thực hiện định hướng vào hệ thống và áp dụng một cách kiên định.
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG
Đối tượng nghiên cứu đánh giá tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa là 5 loài hải sản đại diện cho 5 loại hình nghề khai thác có sản lượng đánh bắt lớn đồng thời tiêu thụ nhiều tại Khánh Hòa, gồm:
+ Sản phẩm nghề câu: cá cờ + Sản phẩm nghề chụp: mực
+ Sản phẩm nghề lưới kéo: cá đổng + Sản phẩm nghề lưới rê: cá ngừ + Sản phẩm nghề lưới vây: cá nục
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TRÊN HẢI SẢN KHAI THÁC TẠI KHÁNH HÒA NHIỄM THUỐC TRỪ SÂU GỐC CLO TRÊN HẢI SẢN KHAI THÁC TẠI KHÁNH HÒA VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP ĐBATTP Xác định đối tượng Sản phẩm nghề chụp Sản phẩm nghề lưới vây Sản phẩm nghề lưới kéo Sản phẩm nghề lưới rê Sản phẩm nghề câu Xác định cỡ mẫu (390 mẫu) Xác định địa điểm lấy mẫu Xác định nguyên nhân chính 5 Cảng 11 Chợ 10 Cơ sở Lấy mẫu
Đánh giá mức độ nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa
Tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa
Nguyên nhân gây nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa Xác định nguyên nhân cụ thể Đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm THAM KHẢO TÀI LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG HẢI SẢN KHAI THÁC TẠI KHÁNH HÒA
Với nội dung thực hiện của đề tài gồm 2 nội dung chính:
- Đánh giá tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa.
- Xác định nguyên nhân gây nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa.
2.2.1. Đánh giá tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên 5 loài hải sản khai thác tại Khánh Hòa hải sản khai thác tại Khánh Hòa
Lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc trừ sâu gốc clo trên 5 loài hải sản đại diện cho 5 loại hình nghề khai thác lưu thông tại cảng cá, chợ cá, cơ sở thu mua tại Khánh Hòa được thể hiện ở hình 2.2.
Bảo quản mẫu
Đánh giá kết quả Xác định đối tượng Sản phẩm nghề chụp Sản phẩm nghề lưới vây Sản phẩm nghề lưới kéo Sản phẩm nghề lưới rê Sản phẩm nghề câu Xác định cỡ mẫu (390 mẫu) Xác định địa điểm lấy mẫu 5 Cảng 11 Chợ 10 Cơ sở Lấy mẫu
Phân tích chỉ tiêu hóa học thuốc trừ sâu
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm phân tích mẫu của 5 loại hải sản khai thác tại Khánh Hòa
2.2.1.1. Lấy mẫu
a. Xác định địa điểm lấy mẫu
Mẫu được thu tại 5 cảng cá, 11 chợ, 10 cơ sở thu mua gồm:
+ 5 cảng cá: Cảng cá Hòn Rớ, Cảng cá Vĩnh Lương, Cảng cá Vĩnh Trường (Nha Trang), Cảng cá Đá Bạc (Cam Ranh), Cảng cá Đại Lãnh (Vạn Ninh).
+ 11 chợ gồm: 6 chợ ở Nha Trang: Chợ Đầm (loại I), chợ Xóm Mới (loại II), chợ Vĩnh Hải (loại I), chợ Phước Thái (loại II), chợ Phương Sơn (loại II), chợ đầu mối thủy sản Nam Trung Bộ; 1 chợ loại II ở Cam Ranh: Chợ Ba Ngòi; 2 chợ loại II ở Ninh Hòa: chợ Dinh, chợ Dục Mỹ; 2 chợ loại II ở Vạn Ninh: chợ Vạn Ninh, chợ Tu Bông (Nguồn: Sở Công thương Khánh Hòa, 2013).
Lý do lấy mẫu tại các chợ loại I, loại II (trong tổng cộng 140 chợ thương mại ở Khánh Hòa) và chợ cá Nam Trung Bộ là vì các chợ trên có quy mô lớn, đa dạng về mặt hàng hải sản, có khu vực riêng để bán hải sản và cũng là các đầu mối phân phối hải sản đến các khu vực buôn bán hải sản khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
+ 10 cơ sở thu mua: 4 cơ sở thu mua tại Nha Trang, 2 cơ sở thu mua tại Cam Ranh, 2 cơ sở thu mua tại Ninh Hòa và 2 cơ sở thu mua tại Vạn Ninh.
Với cơ sở thu mua thì tại Khánh Hòa có 101 cơ sở thu mua hải sản, vì tổng thể hữu hạn (101 cơ sở) nên cỡ mẫu được tính theo công thức:
N = k n [17].
(với k =1, N là số cơ sở, n là tổng số cơ sở) Ta có: N = 1 101 = 10
Như vậy, danh sách các cơ sở thu mua được thành lập theo địa phương và theo thứ tự alphabet của tên cơ sở (phụ lục 8), số cơ sở thu mua được chọn lựa để lấy mẫu là 10 (cứ cách 10 cơ sở thu mua ta chọn được 1 cơ sở). Nếu cơ sở nào không có loại hải
sản cần lấy mẫu thì tiến hành lấy mẫu hải sản đó tại các cơ sở thu mua hải sản kế tiếp trong danh sách.
b. Xác định cỡ mẫu
Mẫu được lấy từ 5 cảng, 11 chợ, 10 cơ sở thu mua đã được xác định trên. Mỗi địa điểm lấy 5 mẫu loại hải sản đại diện cho 5 loại hình nghề khai thác và lấy mẫu ở 3 đợt. Như vậy tổng số mẫu trong nghiên cứu này là 390 mẫu. Sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện để thực hiện lấy mẫu.
c. Phương pháp lấy mẫu [6]
Việc lấy mẫu đảm bảo nguyên tắc và phương pháp lấy mẫu theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01/4/2011 (Bộ Y tế, 2011), là mẫu phải đại diện cho lô đồng nhất theo từng loại hình khai thác, đảm bảo tính khách quan và ngẫu nhiên.
Lượng mẫu được lấy theo từng loại hình khai thác tại 1 địa điểm là 01 kg, được chia làm 3 phần: 01 phần gửi phân tích, 01 phần kiểm định và 01 phần lưu tại phòng kiểm nghiệm. Phương pháp lấy mẫu được thực hiện theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5276:1990.
Mẫu được lấy ở nhiều vị trí khác nhau, mẫu được lấy bằng dụng cụ đã được rửa sạch, sấy khô. Sau khi lấy xong mẫu được cho vào dụng cụ chuyên dụng, chuyển về phòng thử nghiệm trong ngày (trước 24 giờ) để kiểm nghiệm. Mẫu được đánh số ký hiệu (mã hóa) và trả lời theo ký hiệu mẫu.
d. Bảo quản mẫu [18]
Khi lấy và vận chuyển về phòng kiểm nghiệm, mẫu phải được bảo quản trong điều kiện như sau:
- Mỗi mẫu phải có bao gói riêng, sạch để tránh nhiễm bẩn (nên sử dụng 2 túi PE lồng vào nhau và gắn nhãn vào giữa 2 lớp PE). Bao đựng mẫu được làm kín bằng cách buộc hoặc hàn kín miệng.
- Trên nhãn cần ghi tối thiểu các thông tin: ngày lấy mẫu, tên mẫu, tên chủ cơ sở cung cấp, mã số mẫu tương ứng với mã số trên phiếu lấy mẫu.
2.2.1.2. Phương pháp phân tích dư lượng thuốc trừ sâu gốc clo
Thuốc trừ sâu gốc clo trong hải sản được xác định trên hệ thống sắc ký đầu dò bắt điện tử (GC – ECD) với giới hạn phát hiện (LOD) được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Phương pháp phân tích dư lượng thuốc trừ sâu gốc clo
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu: phân tích phương sai một yếu tố kèm theo phép so sánh luân phiên từng cặp.
- Kết quả phân tích được xử lý trên phần mềm Microsorf Excel 2013. Phương pháp và thiết bị
phân tích mẫu
Chỉ tiêu phân tích Giới hạn phát hiện (LOD) µg/kg - Phương pháp sắc ký - Thiết bị: hệ thống sắc ký đầu dò bắt điện tử (GC – ECD) 2,4 D methylester 3 Silvexmethylester 1 Heptachlor 0,3 Lindan 0,4 Aldrin 0,6 α-chlordane 3,5 γ – chlordane 4,6 Nonachlor 3,8 pp' DDE 0,8 Endrin 0,4 pp' DDT 0,7 Methoxychlor 2,3 Dieldrin 0,3
2.2.3. Xác định nguyên nhân nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa sản khai thác tại Khánh Hòa
Từ kết quả đánh giá mức độ nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên 5 loài hải sản đại diện cho 5 loại hình nghề khai thác, kết hợp với việc tham khảo tài liệu về hoạt động cung ứng hải sản khai thác tại Khánh Hòa, để từ đó xác định được nguyên nhân nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích khung xương cá để xác định nguyên nhân gây nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa.
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHIỄM THUỐC TRỪ SÂU GỐC CLO
TRÊN HẢI SẢN KHAI THÁC TẠI KHÁNH HÒA
Kết quả phân tích tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên 5 loài hải sản tương ứng với 5 loại hình nghề khai thác tại Khánh Hòa (phụ lục 1), với phương pháp Sắc ký đầu dò điện tử (GC- ECD) cho thấy:
Hầu hết các loài hải sản (cá cờ, cá ngừ, mực, cá đổng, cá nục) đều không nhiễm 2,4D methy lester, Silevexmethylester, Lindan, α- chlordane, γ – chlordane, Nonachlor, pp’DDE, pp’DDT, Methoxychlor; nhưng lại phát hiện thấy bị nhiễm Heptachlor, Aldrin, Endrin, Dieldrin.
Từ kết quả phân tích ở phụ lục 1 cho thấy đã phát hiện 174/390 mẫu bị nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo tương ứng với tỷ lệ mẫu nhiễm là 45%.
3.1.1. Tình hình nhiễm Heptachlor trên 5 loài hải sản khai thác tại Khánh Hòa Hòa
Trong 174 mẫu bị nhiễm, ta xác định tỷ lệ mẫu nhiễm Heptachlor trên 5 loài hải sản đại diện cho 5 loại hình khai thác tại khánh hòa được thể hiện ở hình 3.1.
Hình 3.1. Tỷ lệ nhiễm Heptachlor trong mẫu phân tích 5 loài hải sản (Cá Cờ, Cá Nục, Cá Ngừ, Cá Đổng, Mực) khai thác tại Khánh Hòa
Kết quả trình bày ở hình 3.1 cho thấy tỷ lệ phát hiện nhiễm Heptachlor giữa các loài hải sản khai thác tăng dần theo thứ tự: cá cờ (16%), cá ngừ (21%), cá đổng và cá nục là (20%), mực 23%.
Dư lượng trung bình Heptachlor trong mẫu phân tích 5 loài hải sản khai thác tại Khánh Hòa được trình bày ở hình 3.2
Hình 3.2. Dư lượng Heptachlor trung bình trong mẫu phân tích 5 loài hải sản (Cá Cờ, Cá Nục, Cá Ngừ, Cá Đổng, Mực) khai thác tại Khánh Hòa
Từ hình 3.2 cho thấy dư lượng Heptachlor trung bình của 5 loài hải sản được thể hiện theo thứ tự tăng dần như sau: cá đổng (7,28± 3,77 µg/kg), cá cờ (7,44± 3,54 µg/kg), cá ngừ (7,52± 4,71 µg/kg), cá nục (8,95± 4,96 µg/kg), mực (9.23± 4,31 µg/kg).
Sự sai khác có ý nghĩa thống kê về dư lượng Heptachlor trung bình giữa 5 loài hải sản khai thác (cá cờ, cá ngừ, cá nục, cá đổng và mực) được trình bày trong bảng 3.1
a a a
Bảng 3.1. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê về dư lượng Heptachlor trung bình giữa các loài hải sản
Mực Cá Đổng Cá Cờ Cá Nục Cá Ngừ - - - - Mực - - - Cá Đổng - - Cá Cờ - (+): có sự khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05 (P<0,05) (-): không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05 (P>0,05)
Sự khác biệt của dư lượng Heptachlor trung bình trong 5 loài hải sản khai thác được kiểm tra bằng phép phân tích phương sai một yếu tố kèm theo phép so sánh luân phiên từng cặp để thể hiện sự sai khác nhau có ý nghĩa thống kê của giá trị. Dư lượng Heptachlor trung bình trên mẫu phân tích 5 loài hải sản (cá ngừ, cá đổng, cá nục, mực, cá cờ) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P> 0,05), (phụ lục 6).
3.1.2. Tình hình nhiễm Aldrin trên 5 loài hải sản khai thác tại Khánh Hòa
Trong 174 mẫu bị nhiễm, ta xác định tỷ lệ mẫu nhiễm Aldrin trên 5 loài hải sản