Kết quả phân tích tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên 5 loài hải sản tương ứng với 5 loại hình nghề khai thác tại Khánh Hòa (phụ lục 1), với phương pháp Sắc ký đầu dò điện tử (GC- ECD) cho thấy:
Hầu hết các loài hải sản (cá cờ, cá ngừ, mực, cá đổng, cá nục) đều không nhiễm 2,4D methy lester, Silevexmethylester, Lindan, α- chlordane, γ – chlordane, Nonachlor, pp’DDE, pp’DDT, Methoxychlor; nhưng lại phát hiện thấy bị nhiễm Heptachlor, Aldrin, Endrin, Dieldrin.
Từ kết quả phân tích ở phụ lục 1 cho thấy đã phát hiện 174/390 mẫu bị nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo tương ứng với tỷ lệ mẫu nhiễm là 45%.
3.1.1. Tình hình nhiễm Heptachlor trên 5 loài hải sản khai thác tại Khánh Hòa Hòa
Trong 174 mẫu bị nhiễm, ta xác định tỷ lệ mẫu nhiễm Heptachlor trên 5 loài hải sản đại diện cho 5 loại hình khai thác tại khánh hòa được thể hiện ở hình 3.1.
Hình 3.1. Tỷ lệ nhiễm Heptachlor trong mẫu phân tích 5 loài hải sản (Cá Cờ, Cá Nục, Cá Ngừ, Cá Đổng, Mực) khai thác tại Khánh Hòa
Kết quả trình bày ở hình 3.1 cho thấy tỷ lệ phát hiện nhiễm Heptachlor giữa các loài hải sản khai thác tăng dần theo thứ tự: cá cờ (16%), cá ngừ (21%), cá đổng và cá nục là (20%), mực 23%.
Dư lượng trung bình Heptachlor trong mẫu phân tích 5 loài hải sản khai thác tại Khánh Hòa được trình bày ở hình 3.2
Hình 3.2. Dư lượng Heptachlor trung bình trong mẫu phân tích 5 loài hải sản (Cá Cờ, Cá Nục, Cá Ngừ, Cá Đổng, Mực) khai thác tại Khánh Hòa
Từ hình 3.2 cho thấy dư lượng Heptachlor trung bình của 5 loài hải sản được thể hiện theo thứ tự tăng dần như sau: cá đổng (7,28± 3,77 µg/kg), cá cờ (7,44± 3,54 µg/kg), cá ngừ (7,52± 4,71 µg/kg), cá nục (8,95± 4,96 µg/kg), mực (9.23± 4,31 µg/kg).
Sự sai khác có ý nghĩa thống kê về dư lượng Heptachlor trung bình giữa 5 loài hải sản khai thác (cá cờ, cá ngừ, cá nục, cá đổng và mực) được trình bày trong bảng 3.1
a a a
Bảng 3.1. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê về dư lượng Heptachlor trung bình giữa các loài hải sản
Mực Cá Đổng Cá Cờ Cá Nục Cá Ngừ - - - - Mực - - - Cá Đổng - - Cá Cờ - (+): có sự khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05 (P<0,05) (-): không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05 (P>0,05)
Sự khác biệt của dư lượng Heptachlor trung bình trong 5 loài hải sản khai thác được kiểm tra bằng phép phân tích phương sai một yếu tố kèm theo phép so sánh luân phiên từng cặp để thể hiện sự sai khác nhau có ý nghĩa thống kê của giá trị. Dư lượng Heptachlor trung bình trên mẫu phân tích 5 loài hải sản (cá ngừ, cá đổng, cá nục, mực, cá cờ) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P> 0,05), (phụ lục 6).
3.1.2. Tình hình nhiễm Aldrin trên 5 loài hải sản khai thác tại Khánh Hòa
Trong 174 mẫu bị nhiễm, ta xác định tỷ lệ mẫu nhiễm Aldrin trên 5 loài hải sản đại diện cho 5 loại hình khai thác tại khánh hòa được thể hiện ở hình 3.3
Hình 3.3. Tỷ lệ nhiễm Aldrin trong mẫu phân tích 5 loài hải sản (Cá Cờ, Cá Nục, Cá Ngừ, Cá Đổng, Mực) khai thác tại Khánh Hòa
Từ hình 3.3 cho thấy tỷ lệ mẫu phát hiện nhiễm Aldrin giữa các loài hải sản khai thác theo thứ tự tăng dần như sau: cá nục (15%), cá ngừ (19%), cá đổng (21%), mực (21%), cá cờ (24%).
Dư lượng trung bình Aldrin trong 5 loài hải sản khai thác tại Khánh Hòa được trình bày ở hình 3.4
Hình 3.4. Dư lượng Aldrin trung bình trong mẫu phân tích 5 loài hải sản (Cá Cờ, Cá Nục, Cá Ngừ, Cá Đổng, Mực) khai thác tại Khánh Hòa
Sự sai khác có ý nghĩa thống kê về dư lượng Aldrin trung bình của 5 loài hải sản (cá ngừ, cá nục, cá đổng, mực, cá cờ) được trình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê về dư lượng Aldrin trung bình giữa các loài hải sản Mực Cá Đổng Cá Cờ Cá Nục Cá Ngừ - - - - Mực - - - Cá Đổng - - Cá Cờ - a a a a a
(+): có sự khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05 (P<0,05) (-): không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05 (P>0,05)
Từ hình 3.4 cho thấy dư lượng Aldrin trung bình trên các loài hải sản khai thác tại Khánh Hòa như sau: cá đổng (5,24 ± 3,55 µg/kg), cá cờ (7,28 ± 3,19 µg/kg), cá ngừ (8,31 ± 4,81 µg/kg), mực (9,45 ± 4,07 µg/kg), cá nục (12,93 ± 9,34 µg/kg).
Sự khác biệt về dư lượng Aldrin trung bình giữa các loại hải sản khai thác tại Khánh Hòa đã được kiểm tra bằng phép phân tích phương sai một yếu tố kèm theo phép so sánh luân phiên từng cặp để thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê của các giá trị dư lượng Aldrin. Sự khác biệt dư lượng Aldrin trung bình được coi là có ý nghĩa khi P< 0,05.
Từ bảng 3.2 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hàm lượng Aldrin trung bình của 5 loại hải sản khai thác (P> 0,05), (phụ lục 6).