Công tác quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại khánh hòa, đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm (Trang 75)

+ Tổ chức quản lý còn nhiều bất cập:

Việc quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập như: Đối với công tác quản lý còn thiếu cán bộ chuyên trách, cụ thể như trong khoảng 9-10 triệu người phun thuốc nhưng chỉ có 4.000 cán bộ BVTV, như vậy mỗi người phải kiểm tra, giám sát cho 3.000 người phun thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, vai trò chính quyền địa phương gần như là đứng ngoài cuộc. Hiện đã có quy định nhưng ở cấp xã họ xem công việc này như là việc của ngành BVTV chứ không phải là nhiệm vụ của họ [39]. Ngoài ra, các ban ngành liên quan chưa có sự thống nhất trong việc phân công trách nhiệm đối với vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV tồn dư. Cụ thể, các cơ quan nhà nước vẫn chưa xác định được Bộ Tài nguyên Môi trường hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ là cơ quan chủ trì xây dựng và ban hành các quy định và xử lý hóa chất BVTV tồn dư [38].

+ Kiểm tra giám sát, không hiệu quả:

Do sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún nên việc kiểm tra thường xuyên rất khó thực hiện, những vi phạm cũng khó xử lý. Ngoài ra, vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường diễn ra chưa đồng bộ. Mỗi đợt tổ chức kiểm tra việc sử dụng của nông dân chỉ

rải rác một số nơi. Cụ thể, hiện nay mỗi xã có 10-20 điểm bán lẻ, trên toàn quốc có khoảng 28.000 điểm bán thuốc BVTV, nhưng mỗi tỉnh có khoảng 5 thanh tra thuốc BVTV do đó rất khó để kiểm soát được trình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu [39].

+ Chế tài chưa đủ mạnh:

Mặc dù Nhà nước đã ban hành quy định đối với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp nhưng trong công tác quản lý, thanh tra giám sát và xử phạt đối với người trực tiếp sử dụng chưa khắt khe, mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, cảnh báo, tuyên truyền, giáo dục. Nên chưa đủ mạnh để hạn chế những vi phạm của người nông dân sử dụng thuốc. Các văn bản pháp luật vẫn còn thiếu các biện pháp chế tài phù hợp đối với hành vi vi phạm [38].

+ Văn bản còn nhiều bất cập:

Đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chuyên ngành (Môi trường, Tài chính, Nông nghiệp,…) như Luật Bảo vệ môi trường, Luật hóa chất, Thông tư 38 của Bộ NN&PTNT về quản lý thuốc BVTV… Tuy nhiên, một số quy định trong pháp lệnh chưa phù hợp hoặc còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của công tác bảo vệ kiểm dịch thực vật trong thời kỳ mới. Cụ thể, dự thảo “Thông tư Quản lý thuốc bảo vệ thực vật” đã qua 3 lần sửa đổi. Tuy nhiên, đến nay những quy định trong dự thảo Thông tư còn nhiều bất cập [40]. Bên cạnh đó, trong văn bản hiện hành vẫn còn thiếu các biện pháp chế tài phù hợp đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ như trong Điều 31 của Thông tư số 38, có quy định trách nhiệm của người sử dụng thuốc BVTV là không được sử dụng thuốc tùy tiện, không đúng kỹ thuật được khuyến cáo… Song, vẫn chưa có quy định riêng về xử lý các hành vi vi phạm trên cho người sử dụng. Một hạn chế nữa là chưa có quy định hợp lý về việc thải bỏ bao bì đựng thuốc và thải bỏ thuốc BVTV quá hạn sử dụng đối với người sử dụng [38].

+ Công tác tuyên truyền chưa hiệu quả:

Công tác tuyên truyền về sử dụng an toàn, hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật chưa cao, chưa huy động trách nhiệm của tất cả các tổ chức xã hội tham gia. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật vẫn còn một số một số hạn chế như: nội dung tuyên truyền giáo dục chưa chuyên sâu cho các nhóm đối tượng, từng vùng miền; không thực hiện đúng các quy định về VSATTP gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng vẫn xảy ra (Bộ Y Tế, 2009).

+ Thiếu kinh phí cho công tác quản lý:

Việc thực hiện công tác kiểm soát chất lượng rất phức tạp và đòi hỏi chi phí cho mỗi lần lấy mẫu cũng như thực hiện triển khai công tác kiểm nghiệm thực phẩm hải sản. Hiện nay, kinh phí cho hoạt động quan trắc môi trường thủy sản còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động. Cụ thể, năm 2011, cả 4 trung tâm quan trắc (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, II, III và Viện nghiên cứu hải sản) chỉ được cấp 2 tỷ đồng, giảm 60% so với năm 2010. Điều này dẫn đến sự gián đoạn của cơ sở dữ liệu, khó đưa ra được xu hướng diễn biến môi trường và dịch bệnh. Mặt khác, thiếu nguồn kinh phí dự phòng nên khi có những sự cố môi trường và bệnh xảy ra, các trung tâm không thể tổ chức ứng phó kịp thời [8].

3.3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN

HẢI SẢN KHAI THÁC TẠI KHÁNH HÒA 3.3.1. Đối với quản lý nhà nước

- Bổ sung nguồn nhân lực, cải tiến trang thiết bị và xây dựng mạng lưới kiểm nghiệm như: mỗi địa phương có phòng kiểm nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu đơn giản hoặc sàng lọc và mỗi vùng/ khu vực cần thành lập phòng kiểm nghiệm kiểm chứng để đáp ứng nhanh chóng kết quả kiểm tra, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm vệ sinh ATTP.

- Cần xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV tồn dư. Thông tư cần quy định một số vẫn đề cụ thể như: Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, các cơ quan Nhà nước trong việc xử lý ô nhiễm môi trường.

- Tăng tần suất kiểm tra, giám sát thuốc BVTV và quá trình sử dụng thuốc trừ sâu, nhằm phát hiện xử lý kịp thời việc lạm dụng thuốc trừ sâu.

- Các cơ quan quản lý ngành như Chi cục, Trạm bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông ở xã, phường, thị trấn cần thường xuyên cập nhật thông tin, bám sát mùa vụ, thông báo thường xuyên cho nông dân biết tình hình diễn biến sâu bệnh hại, các loại thuốc bảo vệ thực vật mang lại hiệu quả cao và ít gây ô nhiễm môi trường.

- Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho bà con nông dân biết về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nói chung và thuốc trừ sâu gốc clo nói riêng theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng liều lượng) không vứt chai lọ bừa bãi, tràn lan, cần thu gom lại và tiêu hủy.

- Để hạn chế trình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cần lai tạo ra những giống cây trồng kháng bệnh, ít sâu bệnh hại, chống chịu tốt đối với môi trường sống và nhanh chóng đưa vào thực triễn sản xuất nông nghiệp.

3.3.2. Đối với người sử dụng thuốc trừ sâu

- Cần nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt.

- Thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng liều lượng); thu gom bao bì, chai lọ sau khi sử dụng thuốc trừ sâu gốc.

- Nắm được tình hình, diễn biến sâu bệnh hại trong quá trình sản xuất nông nghiệp, trồng trọt để xử lý ngăn chặn kịp thời, đồng thời sử dụng đúng các loại thuốc bảo vệ thực vật mà cơ quan ban ngành chỉ dẫn mang lại hiệu quả cao và ít gây ô nhiễm môi trường.

KẾT LUẬN

Hải sản khai thác tại Khánh Hòa phát hiện 174/390 mẫu nhiễm Heptachlor, Aldrin, Endrin, Dieldrin tương ứng tỷ lệ nhiễm là 45% với hàm lượng trung bình dao động từ 0,005 ÷ 0,01 mg/kg. Hàm lượng này nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép trong quy định Việt Nam và EU.

Từ kết quả đề tài: “Đánh giá tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa, đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm”. Ta có thể kết luận được những nguyên nhân hải sản khai thác bị nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo như sau:

Nguyên nhân nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo vào hải sản khai thác tại Khánh Hòa là do một số loại thuốc trừ sâu gốc clo có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ nên tích tụ lại trong đất; quá trình rửa trôi làm nguồn nước bị nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo. Khi nguồn nước bị nhiễm thuốc trừ sâu thì rất khó xử lý bởi thành phần nước chứa các hợp chất hữu cơ mạch vòng nhóm clo khó phân hủy. Bên cạnh đó, việc ý thức, trách nhiệm đối với vấn đề ô nhiễm môi trường sống còn nhiều hạn chế; việc lạm dụng thuốc trừ sâu quá nhiều trong nông nghiệp, trồng trọt. Công tác quản lý, kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật còn lỏng lẻo; một số quy định trong pháp lệnh chưa phù hợp hoặc còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của công tác bảo vệ kiểm dịch thực vật trong thời kỳ mới; công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện đúng theo nguyên tắc 4 đúng vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Cảng cá- Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Chợ cá- Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Cơ sở sản xuất kinh doanh Thực phẩm thủy sản- Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030, Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), “Đề án tổ chức lại khai thác hải sản”, Hà Nội, tr 16- tr17.

6. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01/4/2011 Về việc ban hành “Hướng dẫn chung về mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm”, Hà Nội.

7. Bộ Y tế (2007), Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”, Hà Nội. 8.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (7/2012), “Dự án xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường phục vụ môi trường thủy sản”, Hà Nội.

9. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa (2013), Số lượng tàu thuyền hoạt động đánh bắt xa bờ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa.

10. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa (2013), Năng lực tàu thuyền theo nhóm công suất và nghề”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa.

11. Cục thống kê Khánh Hòa (2013), “Thống kê tình hình xuất nhập khẩu thủy sản Khánh Hòa năm 2010 đến năm 2012”, Khánh Hòa.

12. Nghị định- Chính phủ (2003), NĐ 02/2003/NĐ-CP, “Phát triển và quản lý chợ”, Hà Nội.

13. Tổng cục thủy sản (2012), “Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển nghành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, Hà Nội.

14. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa (2014), Báo cáo tổng kết sản xuất và xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa các năm 2010 đến 2013, Khánh Hòa. 15. Thông tin khoa học (ngày 19/1/2009), “Những thách thức về tính bền vững của nguồn lợi hải sản Việt Nam”, Viện Nghiên cứu hải sản, 2009.

16. Nguyễn Thị An (2014), Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại Công ty cổ phần CAFICO, Luận văn Thạc sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.

17. (Đặng Văn Hợp), Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Thuần Anh, Vũ Ngọc Bội (2007), “Phân tích kiểm nghiệm thực phẩm thủy sản”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr15- tr16.

18. Lê Tuấn Giang (2014), Đánh giá thực trạng nhiễm vi sinh vật, hóa học và đề xuất giải pháp kiểm soát các mối nguy này đối với nguyên liệu tôm thẻ và một số loại cá biển sau thu hoạch tại một số tỉnh Nam Trung Bộ, Luận văn Thạc sĩ Ngành Công Nghệ Sau Thu Hoạch, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.

19. Nguyễn Hữu Khánh (2012), Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản sau thu hoạch của tàu khai thác xa bờ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3.

20. Phạm Thị Bích Nhi (2013), Đánh giá việc thực thi các quy định về an toàn thực phẩm và khả năng lây nhiễm chéo trong quá trình xử lý nguyện liệu hải sản tại các cơ sở mua bán hải sản ở Nha Trang, Đồ án tốt nghiệp Đại học Ngành Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.

21. Đỗ Thị Bích Nhung (2013), Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về an toàn thực phẩm của ngư dân tại Vạn Ninh bằng phương pháp khảo sát bằng câu hỏi, Đồ án tốt nghiệp Đại học Ngành Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.

22. Nguyễn Việt Thắng, Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Xuân Lý, Đỗ Văn Khương (2007), “Phần thứ ba: Khai thác thủy sản”, Bách Khoa Thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr228 – 272.

23. Đặng Thu Thủy (2013), Đánh giá việc thực thi các quy định về an toàn thực phẩm và khả năng lây nhiễm chéo trong quá trình xử lý nguyên liệu hải sản tại các chợ ở Nha Trang, Đồ án tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thực Phẩm, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.

24. Lê Thị Bích Tuyền (2013), Đánh giá việc thực thi các quy định về an toàn thực phẩm và khả năng lây nhiễm chéo trong quá trình xử lý nguyên liệu hải sản tại cảng cá ở Nha Trang, Đồ án tốt nghiệp Đại học Ngành Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.

Tiếng Anh

25. European Union, 2377/90/ ECC- Council Regulation (ECC) No 2377/90 of 26 June 1990, laying down a Community procedure for the establishment of maximum residue limits of veterinary medicinal products in foodstuffs of animal origin.

26. European Union, Commission Regulation (EC) No 1881/2006, which replaces Commission Regulation 466/2001/EC of 8 March 2001 setting maximum levels for certain contaminants in food.

27. European Union, Council Directive 96/23/EC on measures to monitor certain substances and residues thereof in live animals and animal products.

Trang Web tham khảo

28. Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang, Cn. Nguyễn Hải Giang và Cn. Võ Thị Thu Tâm “Tình hình ngộ độc thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm thời gian cận tết”, Viện Sốt rét ký sinh trùng côn trùng Quy Nhơn.

http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&ID=6204

29. Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy- Uninship “Giải pháp hiện đại hóa nghề cá xa bờ tỉnh Khánh Hòa”, Trường Đại học Nha Trang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

http://vientauthuy.com.vn/vi/giai-phap-hien-dai-hoa-nghe-ca-xa-bo-tinh-khanh-hoa

30. Chu Tiến Vĩnh, Nguyễn Thị Diệu Thúy (Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi hải sản) & Đặng Văn Thi, Nguyễn Bá Thông (Viện Nghiên cứu Hải sản), “Những thách thức về tính bền vững của nguồn lợi hải sản Việt Nam”, Viện Nghiên cứu hải sản.

www.rimf.org.vn/awadetail.asp?News_ID=2170

31. Leon Dat (2013), “Biểu đồ xương cá – công cụ phân tích nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề”.

http://hocthuyettrinhvoinlp.blogspot.com/2013/07/bieu-o-xuong-ca-cong-cu- phan-tich.html

32. Văn Thọ (16/01/2015), “Khánh Hòa: kết quả sản xuất thủy sản năm 2014 tăng khá”, Thủy sản Việt Nam.

http://www.fistenet.gov.vn/d-khai-thac-bao-ve/a-ktts/kha301nh-ho300a-ket-qua-san-

xuat-thuy-san-nam-2014-tang-kha/

33. Thủy Ba (09/01/2013), “Khánh Hòa: cần đầu tư hệ thống bảo quản hải sản sau khai thác”, Thủy sản Việt Nam.

http://thuysanvietnam.com.vn/khanh-hoa-can-dau-tu-he-thong-bao-quan-hai-san-sau-

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trên hải sản khai thác tại khánh hòa, đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm (Trang 75)