14 Mường Nho Quan, Ninh Bình 7 38,18 15 Ca Tu Nam Đông, Thừa Thiên Huế 137 35,
4.1.3. Tri thức sử dụng cây thuốc
Tuy khu vực rừng Yên Tử có diện tích tương đối nhỏ (2.783 ha) nhưng số loài cây thuốc ở đây lại lên đến 451 loài (trong đó có 385 loài được cộng đồng người Dao, Kinh ở đây sử dụng), đây là một nguồn tài sản quý giá. Nguồn tài nguyên này có được bởi hai yếu tố hợp thành: (i) do tính đa dạng về thành phần loài, ở đây liên quan đến đa dạng về điều kiện sinh thái, do khu rừng Yên Tử phân bố từ độ cao khoảng 100m đến 1068 m, (ii) do cộng đồng dân cư trong khu vực có truyền thống và tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc phong phú. Qua quá trình điều tra cho thấy, tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc ở đây do các nguồn chính sau: (a) tri thức bản địa của người Dao, (b) tri thức
62
sử dụng cây cỏ làm thuốc học được từ các thầy lang người Hoa (từ năm 1979 trở về trước); (c) tri thức gia truyền của người Kinh ở khu vực, và (d) tri thức học được thông qua các khóa đào tạo về Đông y (chủ yếu là các thầy lang người Kinh). Ngoài tên cây thuốc bằng tiếng Việt, thì nhiều tên tiếng Dao và tiếng Hoa sử dụng ở địa phương cũng đã được tư liệu hóa lại.
Việc tư liệu hoá tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc là điều cần thiết [103]. Tuy nhiên, việc tư liệu hoá tri thức sử dụng cây thuốc ở cộng đồng là vấn đề tế nhị [21], [22], do hầu hết những người nắm giữ tri thức này có cuộc sống và thu nhập kinh tế phụ thuộc vào kinh nghiệm của họ. Vì vậy, việc tư liệu hoá một cách sử dụng chi tiết tri thức và kinh nghiệm này không đơn giản, đặc biệt là trong điều tra thừa kế, phát triển thuốc mới. Ngoài mục tiêu để phát triển thuốc mới, cũng cần mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Việc tư liệu hoá tri thức sử dụng cây thuốc trong khu vực có thể cung cấp thông tin cần thiết để biên soạn các tài liệu hay sách về cây thuốc để giáo dục thế hệ trẻ của cộng đồng địa phương về cách nhận biết và sử dụng cây cỏ làm thuốc của cha ông mình [21]. Đối với người dân địa phương, với việc truyền thụ tri thức (truyền miệng) dựa trên mẫu vật hay tại thực địa, nên ít có sự nhầm lẫn. Tuy nhiên, trong tương lai, việc truyền thụ được thực hiện qua văn bản, các loài cây thuốc được tư liệu hóa cần phải kèm theo hình vẽ và đặc biệt là ảnh chụp nhằm hạn chế tối thiểu sai sót trong nhận biết cây thuốc.
4.2. Trồng cây thuốc tại vườn gia đình các thầy lang
Điều tra cây có ích nói chung cũng như cây thuốc nói riêng trong vườn gia đình đã được thực hiện ở một số nơi trên thế giới như Trung Quốc [81], Cuba [37], Ethiopia [51], Catalonia [40], Nam Phi [39], Indonesia [64], Ecuador [80], vv. Hoạt động điều tra vườn có ý nghĩa rất lớn, vì thông qua điều tra vườn gia đình, có thể phát hiện và đánh giá mức độ bảo tồn và khả năng phát triển của các loài cây thuốc bản địa, các loài cây thuốc quý hiếm và
63
các loài cây thuốc quan trọng hoặc thường được sử dụng trong cộng đồng, là một. Hoạt động điều tra cây thuốc trồng trong vườn gia đình cũng đã được thực hiện ở Việt Nam trong thời gian qua [15], [23], [25], [28],vv., tuy nhiên số lượng nghiên cứu còn ít. Qua thực tế điều tra cho thấy, các loài được trồng trong vườn gia đình ở khu vực Yên Tử có nhiều loài cây thuốc quý hiếm (trong Sách đỏ Việt Nam, Nghị định 32, Sách đỏ IUCN), và có tới 40 loài cây nằm trong DMMTTY lần VI (chiếm 57,14% tổng số loài trong danh mục).
64