Thảm thực vật và phân bố của cây thuốc ở khu vực Yên Tử

Một phần của tài liệu Điều tra tài nguyên cây thuốc ở vùng yên tử (quảng ninh) (Trang 48 - 51)

3.1.2.1. Các loại thảm thực vật ở khu vực Yên Tử

Sử dụng phép phân tích chùm (Cluster Analysis), dựa trên các thông số về điều kiện môi trường và cây thuốc của 51 ô tiêu chuẩn khảo sát, 3 nhóm

39

thảm thực vật chính ở khu rừng Yên Tử đã được xác định. Các thông số về điều kiện môi trường và cây thuốc được trình bày ở Bảng 3.9.

Các loại thảm thực vật được phân loại lần lượt là:

(i) Nhóm I: Chủ yếu là rừng trồng và trảng cỏ, trảng cây bụi (kiểu IA, IB), rừng phục hồi sau nương rẫy (IIA, IIB). Phân bố xung quanh chân núi và sườn thấp, ở độ cao 121±25,6 m so với mặt nước biển, nơi đất tương đối bằng phẳng, khô quanh năm. Số loài cây gỗ lớn (đường kính ≥10 cm) ít đa dạng, chủ yếu gặp các loài Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.), Thông (Pinus sp.) Lim (Erythrophleum fordii Oliv.), Trâm (Syzygium sp.), Chẹo (Engelhardia sp.) các loài Dẻ (Fagaceae spp.), Dẻ Bonnet (Lithocarpus

bonnetii (Hickel & A.Camus) A.Camus), vv.

(ii) Nhóm II: Rừng nguyên sinh bị tác động dọc khe suối, thung lũng và rừng phục hồi sau nương rẫy (IIA, IIB). Phân bố ở độ cao 109±19,4 m so với mặt nước biển, chủ yếu ở sườn Tây, có độ dốc khá lớn (độ dốc 24±4,5°). Số loài cây gỗ lớn đa dạng hơn, chiều cao cây gỗ lớn hơn, độ tàn che lớn hơn so với nhóm I. Các loài cây gỗ chủ yếu là Dẻ (Fagaceae spp.), Lòng mang (Pterospermum sp.), Lim (Erythrophleum fordii Oliv.), Sến (Madhuca sp.), Rè (Machilus sp.), Côm (Elaeocarpus sp.), Mạ sưa (Helicia sp.), Cứt ngựa (Archidendron sp.), Cà lồ (Caryodaphnopsis sp.), Bứa (Garcinia sp.),vv.

(iii)Nhóm III: Thảm thực vật á nhiệt đới núi cao, phân bố về phía đỉnh núi, ở độ cao ~ 1000m so với mặt nước biển, với các loài cây gỗ chủ yếu là Cà ổi Ấn (Castanopsis indica (Roxb.) A. DC.), Giổi lá láng (Michelia

foveolata Merr. ex Dandy.), Thanh mai (Myrica esculenta Buch.-Ham. ex D.

Don), Vối thuốc (Schima superba Gard. & Champ.), Re (Cinnamomum sp.)

vv., với chiều cao cây gỗ thấp, do bị tác động bởi khí hậu núi cao. Tỷ lệ đá lộ đầu và đá tảng nhiều.

40

Bảng 3.9. Giá trị các biến số về môi trường và cấu trúc thảm thực vật và cây thuốc trong 3 nhóm thảm thực vật được xác định bằng phép phân tích chùm

(Cluster Analysis)

STT Tên biến s Nhóm thm thc vt

I II III

Điều kiện môi trường

1 Độ cao so với mặt nước biển (m) 121±25,6 109±19,4 1016

2 Độ dốc (°) 8±6,7 24±4,5 15

3 Hướng phơi (mode) Tây, Nam Tây Đông 4 Loại rừng (mode) Rừng trồng Nguyên sinh ven suối, Thứ sinh Thứ sinh 5 Vị trí địa hình (mode) Chân, Sườn thấp Sườn thấp Đỉnh

6 PH 4,4±0,4 4,4±0,4 4,53

7 Độ ẩm đất (%) 14±7,3 14±8,1 7,58

8 Đá lộ đầu (%) 2±0,5 4±2,0 80

9 Đá tảng (%) 1±0,6 4±1,6 10

10 Đá dăm (%) 2±1,5 3±1,3 0

11 Chế độ nước mặt (mode) Khô quanh năm Khô quanh năm, Nước theo mùa Khô quanh năm 12 Số lượng cây gỗ

(đường kính ≥10cm)

4±0,5 5±0,7 5

13 Chiều cao cây gỗ trung bình (m) 10±4,6 12±3,9 4 14 Độ tàn che (%) 36±18,6 73 ±9,5 40 15 Diện tích tầng thảm tươi (%) 32±23,5 36±21,7 90 16 Số loài cây thuốc (loài) 19±7,6 19±5,5 10 17 Số loài cây thuốc trong DMTTY (loài) 0,7±0,1 0,5±0,2 0 18 Số loài cây thuốc trong

Sách đỏ (loài)

41

3.1.2.2. Phân bố của cây thuốc

Trong 3 loại thảm thực vật đã được xác định, thảm thực vật nhóm I và nhóm II có nhiều loài cây thuốc nhất (~19 loài/100m2). Thảm thực vật á nhiệt đới núi cao có số loài cây thuốc ít nhất (~ 10 loài/100m2). Các loài cây thuốc trong Danh mục thuốc thiết yếu và các loài cây thuốc trong Sách đỏ Việt Nam cũng ít tập trung ở thảm thực vật này.

Tổng số 14 yếu tố (biến số) liên quan đến điều kiện môi trường, thảm thực vật và cây thuốc đã được phân tích bằng phép phân tích trục chính (PCA). Kết quả được trình bày ở Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Mối quan hệ giữa các biến số về môi trường, thảm thực vật và cây thuốc với 3 trục chính đầu tiên của PCA (Principal Components Axis)

STT Biến s

H s tương quan vi 3 trc chính (PCA) đầu tiên

Một phần của tài liệu Điều tra tài nguyên cây thuốc ở vùng yên tử (quảng ninh) (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)