Bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Điều tra tài nguyên cây thuốc ở vùng yên tử (quảng ninh) (Trang 26 - 29)

Các hoạt động bảo tồn diễn ra đầu tiên và được thực hiện một cách có hệ thống là Đề án Bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc, vào thời điểm trước khi có hướng dẫn bảo tồn của WHO. Phần lớn các hoạt động bảo tồn ở các cơ quan/tổ chức còn lại được triển khai từ giai đoạn 1995 đến nay, tập trung vào cộng đồng, chủ yếu là điều tra cơ bản cây thuốc các dân tộc, một số tổ chức có triển khai các hoạt động can thiệp tại cộng đồng. Hoạt động của các tổ chức ngoài chính phủ rất đa dạng nhưng nhìn chung có tính chất can thiệp, bao gồm các hoạt động bảo tồn tri thức, trồng cây thuốc, nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng vườn thuốc nam, xây dựng mô hình bảo tồn thông qua phát triển, vv.

Các hệ thống bảo tồn cây thuốc đã được xây dựng bao gồm:

- Hệ thống các cơ quan/tổ chức tham gia Đề án Bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc, bao gồm: Viện Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Trung tâm nghiên cứu Bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười và Học viện Quân Y. Ngoài các hoạt động riêng rẽ theo mục tiêu của cơ quan, các cơ quan này tham gia các hoạt động trong khuôn khổ của Đề án, dưới sự điều phối của Viện Dược liệu từ năm

17

1988 đến nay. Các hoạt động của hệ thống này khá rộng, bao gồm: Điều tra và thu thập nguồn gen, bảo tồn nguồn gen theo cách hình thức nguyên vị, chuyển vị, trên trang trại, xây dựng lý lịch giống, cơ sở dữ liệu, khai thác nguồn gen, đào tạo nhân lực, vv. Hệ thống này, cùng với các hoạt động của nó tồn tại với nguồn kinh phí thường niên từ ngân sách.

- Mạng lưới Thực vật dân tộc học và Bảo tồn cây thuốc, được xây dựng với sự khởi xướng của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền (một tổ chức ngoài chính phủ), Công ty cổ phần Traphaco, với sự tham gia của 21 cơ quan, tổ chức là các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức ngoài chính phủ, vườn quốc gia, công ty dược. Nhìn chung. Mạng lưới này không có tổ chức chặt chẽ, không phụ thuộc vào ngân sách và chủ yếu hoạt động dưới dạng trao đổi thông tin và nguồn nhân lực trong bảo tồn.

- Hệ thống bảo tồn nguyên vị, gồm 30 vườn quốc gia, 60 khu bảo tồn thiên nhiên, 38 khu bảo vệ cảnh quan với tổng diện tích hơn 2,4 triệu ha, bao phủ khoảng 90% số loài có trong Sách đỏ Việt Nam và bảo tồn chuyển vị. Có 4 vườn quốc gia trong số đó tham gia Đề án Bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc. Nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên đã tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn cây thuốc. Các hoạt động khá đa dạng, phần lớn là điều tra cơ bản và lập danh mục cây thuốc, thực hiện các hoạt động bảo tồn tại cộng đồng (như VQG Ba Bể, Ba Vì, Cúc Phương, Tam Đảo, Xuân Sơn, Bến En, Bạch Mã, Cát Tiên) và xây dựng vườn thực vật (trong đó có cây thuốc). Hệ thống này tồn tại lâu dài nhờ ngân sách nhà nước, do đó có tiềm năng rất lớn trong các hoạt động bảo tồn nguyên vị [36].

Bảng 1.3. Một số Vườn Quốc gia ở Việt Nam và số lượng cây thuốc được bảo vệ trong đó[19]

STT Tên Vườn Quc gia Di(ha) n tích Sthu loài cây c

1 VQG Bạch Mã 22.031 432

18

STT Tên Vườn Quc gia Din tích (ha) S loài cây thuc 3 VQG Bến En 16.634 200 4 VQG Cát Bà 15.200 350 5 VQG Côn Đảo 19.998 165 6 VQG Cúc Phương 22.000 365 7 VQG Tam Đảo 5.682 375 8 VQG Cát Tiên 73.878 310 9 VQG Yok Đôn 115.545 64 10 VQG Ba Vì (chưa mở rộng) 6.900 510 - Xây dựng được hệ thống bảo tồn chuyển vị tại 13 đơn vị thành viên trên toàn bộ các vùng sinh thái khác nhau, lập danh mục, điều tra, thu thập và lưu giữ 730 loài trong các đơn vị thành viên tham gia Đề án, tại các Vườn cây thuốc (bảo tồn Ex situ) và trên trang trại (On farm). Trong đó có 630 loài đã được xếp vào 4 nhóm ưu tiên bảo tồn; 250 loài đã được đánh giá ở các mức độ khác nhau; 200 loài bảo tồn an toàn đã được xác định chuyển sang đánh giá lập lý lịch giống giai đoạn 2 phục vụ tư liệu hoá nguồn gen cây thuốc. Ngoài ra, hoạt động bảo tồn chuyển vị còn được thực hiện dưới dạng các vườn thực vật ở các vườn quốc gia (như Ba Bể, Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, vv.), tại các vườn cây thuốc Nam tại các Trạm y tế xã trong cả nước và tại rất nhiều vườn thuốc tại gia đình các thầy lang tại các cộng đồng. Mặc dù chưa có thống kê chính thức nhưng có điều chắc chắn rằng, việc trồng và sử dụng cây thuốc ở các vườn thuốc Nam tại trạm y tế và vườn gia đình của các thầy lang chính là hoạt động bảo tồn chuyển vị lớn nhất và bền vững đang được thực hiện trên phạm vi toàn quốc [36].

19

Một phần của tài liệu Điều tra tài nguyên cây thuốc ở vùng yên tử (quảng ninh) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)