Khu vực Yên Tử Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Điều tra tài nguyên cây thuốc ở vùng yên tử (quảng ninh) (Trang 29 - 34)

Khu rừng quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh được thành lập theo công văn số 1671/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ dựa trên cơ sở là Khu rừng đặc dụng Yên Tử, được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) phê duyệt tại Quyết định số 194/QĐ-CT ngày 9/6/1986. Khu rừng quốc gia Yên Tử thuộc loại khu rừng lịch sử - văn hóa – môi trường, trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Việc nâng cấp Rừng đặc dụng Yên tử thành Rừng quốc gia Yên Tử sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan môi trường cùng như bảo tồn và phát triển các mẫu chuẩn hệ động thực vật, bảo vệ sự đa dạng sinh học, các nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Mục tiêu là (i) Bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị đa dạng sinh học, giá trị thẩm mỹ của cảnh quan thiên nhiên nhằm tôn tạo các giá trị đặc biệt về văn hóa - lịch sử của một trong những triều đại vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam tại khu vực Yên Tử, đồng thời là nơi phát tích Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; giữ gìn các giá trị truyền thống góp phần tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, giáo dục bảo vệ môi trường và phục vụ tham quan du lịch. (ii) Đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới các công trình hỗ trợ nhằm góp phần bảo tồn, tôn tạo hệ động - thực vật rừng, các mô hình rừng có giá trị cảnh quan, di tích lịch sử phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, tham quan du lịch, lễ hội truyền thống [29].

Diện tích Khu rừng quốc gia Yên Tử là 2.783 ha (đất rừng tự nhiên: 2.060,3 ha; đất có rừng trồng: 545,5 ha và đất khác: 177,2 ha) nằm trên địa bàn 2 xã: Thượng Yên Công và Phương Đông, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Tọa độ địa lý từ 21005' đến 29009' độ vĩ Bắc và từ 106043' đến 106045' độ kinh Đông. Trung tâm của KRQG Yên Tử là ngọn núi Yên Tử cao 1.068m. Các khe núi hình thành ở sườn phía Bắc chảy theo hướng Bắc chảy vào sông Lục ngạn, các suối ở sườn Nam đổ vào sông Kinh Thầy. Phía Bắc

20

KRQG Yên Tử giáp Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang. Phía Nam là địa bàn xã Phương Đông. Phía Đông giáp khu vực Than Thùng, xã Thượng Yên Công. Phía Tây giáp xã Tràng Lương và xã Hồng Thái Đông, huyện Đông Triều. Quy hoạch các phân khu chức năng của rừng quốc gia Yên Tử được quy hoạch thành các phân khu chức năng sau: (i) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt diện tích 768,4 ha; (ii) Phân khu phục hồi sinh thái cảnh quan diện tích 1.855,3 ha; (iii) Phân khu hành chính - dịch vụ diện tích 159,3 ha [29].

KRQG Yên Tử là khu vực có tiềm năng đa dạng sinh học to lớn, với khu hệ động thực vật phong phú đa dạng, có nhiều loài quí hiếm, đặc trưng cho hệ thực vật Đông Bắc. Kết quả điều tra năm 2005 – 2006 (Nguyễn Trung Thành, Phùng Văn Phê, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007) [27] đã phát hiện được ở khu vực có phân bố tự nhiên của 721 loài thuộc 425 chi, 154 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó có 547 loài cây có ích được xếp vào 12 nhóm công dụng khác nhau, 20 loài cây quí hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996). Nhiều loài quí hiếm và có giá trị sử dụng cao như Lim xanh, Táu mật, Lát hoa, Thông tre, La hán rừng, Vù hương, Kim giao,vv., và 6 loài cây được ghi trong Nghị định 32/NĐ-CP/2006 [10].

Dân cư sống trong khu vực KRQG Yên Tử gồm 7 dân tộc (Kinh, Dao, Sán Dìu, Hoa, Tày, Nùng, Cao Lan) trong đó đông nhất là dân tộc Dao (sống tập trung ở xã Thượng Yên Công). Là các dân tộc có tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc lâu đời và phong phú. Hiện nay, ở đây các cộng đồng vẫn tiếp tục duy trì hoạt động khai thác và sử dụng cây thuốc Nam trong việc phòng chống bệnh tật và buôn bán. Theo cuộc điều tra của Phùng Văn Phê, Nguyễn Trung Thành [24], đã phát hiện được 143 loài thực vật thuộc 131 chi, 69 họ, 3

21

ngành thực vật bậc cao có mạch có giá trị làm thuốc. Trong đó ngành Ngọc Lan đa dạng nhất với 137 loài (chiếm 95,80%); tiếp theo là ngành Dương xỉ có 5 loài (chiếm 3,5%); cuối cùng là ngành Thông có 1 loài (chiếm 0,7%). Trong ngành Ngọc lan thì lớp Ngọc lan ưu thế hơn với 107 loài (chiếm 74,82%), lớp Hành có 30 loài (chiếm 20,98%).

Nằm ở phía Bắc của KRQG Yên Tử là Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, nằm ở địa phận tỉnh Bắc Giang. Do chung dãy núi Yên Tử, và có cùng các cộng đồng dân cư như ở KRQG Yên Tử nên hai khu này có sự tương đồng về mặt đa dạng sinh học cũng như về đa dạng cây thuốc.

KBTTN Tây Yên Tử có tổng diện tích đất rừng là 13.022,7 ha, nằm trên địa bàn hành chính của các xã An Lạc, Tuấn Mậu, Thanh Luận, Thị trấn Thanh Sơn (huyện Sơn Động), Lục Sơn (huyện Lục Nam). Toạ độ địa lý của KBT: 21o9'–21o13' vĩ độ Bắc và 106o33' - 107o2' kinh độ Đông. Phía Đông và phía Nam giáp các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, phía Tây và Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn và phần còn lại của Thị trấn Thanh Sơn, các xã Thanh Luận, An Lạc, Dương Hưu, Long Sơn, Lục Sơn. Trụ sở chính của KBTTN Tây Yên Tử đặt tại thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động [9].

Theo số liệu của Chi cục kiểm lâm Bắc Giang [9], đã thống kê được ở KBTTN Tây Yên Tử 492 loài thực vật bậc cao có mạch, xếp theo 8 nhóm sử dụng: nhóm cho gỗ 32,3%; nhóm cây thuốc 20,9%; còn lại là các nhóm cho tanin, nhóm cho tinh dầu và nhựa, nhóm làm thức ăn cho người và động vật nuôi, nhóm làm vật liệu xây dựng, nhóm làm hàng mỹ nghệ và nhóm cây cảnh (chủ yếu là loài lan). Trong số đó có trên 40% tổng số loài cây đã thống kê được có khả năng làm dược liệu. Có 2 loài thực vật quý hiếm (nhóm IIA) được ghi trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ gồm: Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv.), Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte). Các loài cây thuốc Nam ở độ cao dưới 700 m có các họ Dầu

22

(Dipterocarpaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Long não (Lauraceae), họ Thông (Pinaceae). Trên 700 m có các họ Dẻ (Fagaceae), họ Sau sau (Hamamelidace), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Chè (Theaceae) và quần thể Trúc yên tử. Có những loài cây đặc biệt quý hiếm như: Tùng la hán (Taxus baccata L.), Hoàng đàn (Cupressus torulosa D.Don), Trúc bụng phật (Bambusa ventricosa McClure), Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii Lecomte).

Ngoài ra còn nhiều loài cây thuốc quý như: Ba kích (Morinda officinalis F.C.How), Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte), Bình vôi hoa đầu (Stephania cephalantha Hayata), Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.), Hoàng đằng (Fibraurea recisa Pierre), Cẩu tích (Cibotium barometz (L.) J.Sm.), Cốt toái bổ (Drynaria fortunei (Kunze ex Mett.) J.Sm.), Đẳng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson), vv., đã và đang được người dân địa phương (trong đó 80% là người dân tộc thiểu số) khai thác để sử dụng và buôn bán.

Mặc dù đã có một điều tra ban đầu về hệ cây thuốc khu vực Yên Tử, song điều tra này mới chỉ dừng lại ở mức thống kê và điều tra ban đầu ở mức tư liệu hóa. Nó chưa cung cấp đủ cơ sở khoa học cho hoạt động bảo tồn, phát triển cây thuốc ở khu vực này do chưa có sự hiểu biết đầy đủ về sự phân bố, điều kiện sinh thái/thổ nhưỡng, các vấn đề kinh tế - xã hội – kỹ thuật liên quan đến việc trồng trọt cây thuốc trong khu vực. Trong khi hàng ngày, người dân sống ở khu vực Yên Tử vẫn tiến hành khai thác các loài cây thuốc để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, cũng như phục vụ mùa khác du lịch, đặc biệt là trong mùa lễ hội. Theo điều tra sơ bộ của chúng tôi (2011 – 2012), nhiều loài ở khu vực này đã bị khai thác cạn kiệt như Hoa tiên (Trầu một lá), Bổ béo đen, Bổ béo trắng, Cu chó, Khúc khắc, Lá lốt rừng, vv. Rất có thể trong số đó, có những loài chưa được nghiên cứu hoặc chưa được tư liệu hóa trong các sách về cây thuốc. Do vậy, để có thể bảo tồn và phát triển bền vững

23

cây thuốc ở khu vực này, cần thiết phải có một nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về các cây thuốc ở khu vực, nhằm xác định đầy đủ nhất về tính đa dạng sinh học, sử dụng, phân bố, điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng, các hoạt động trồng trọt cây thuốc. Nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, ý nghĩa trong thực tiễn, mà còn góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa – lịch sử - tâm linh của dân tộc, của một trung tâm Phật giáo của cả nước.

24

Một phần của tài liệu Điều tra tài nguyên cây thuốc ở vùng yên tử (quảng ninh) (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)