KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Điều tra tài nguyên cây thuốc ở vùng yên tử (quảng ninh) (Trang 74 - 75)

14 Mường Nho Quan, Ninh Bình 7 38,18 15 Ca Tu Nam Đông, Thừa Thiên Huế 137 35,

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

Cây thuốc ở khu vực Yên Tử (Quảng Ninh)

Đã xác định được 451 loài cây thuốc ở khu vực Yên Tử (Quảng Ninh). Các cây thuốc này thuộc 6 ngành thực vật, 131 họ, 330 chi và 10 dạng sống khác nhau. Trong đó có 16 loài chưa được ghi chép trong các sách về cây thuốc đã được bổ sung vào danh sách các cây thuốc ở Việt Nam, 45 loài có trong Danh mục thuốc thiết yếu lần VI, 10 loài có trong Sách đỏ Việt Nam 2007, 6 loài trong Nghị định 32 và 1 loài trong Sách đỏ IUCN 2014.

Các cây thuốc trong khu vực Yên Tử phân bố trong 3 nhóm thảm thực vật chính là (i) Nhóm I: Chủ yếu là rừng trồng và trảng cỏ, trảng cây bụi (kiểu IA, IB), rừng phục hồi sau nương rẫy (IIA, IIB), (ii) Nhóm II: Rừng nguyên sinh bị tác động dọc khe suối, thung lũng và rừng phục hồi sau nương rẫy (IIA, IIB) và (iii) Nhóm III: Thảm thực vật á nhiệt đới núi cao. Trong đó, cây thuốc chủ yếu tập trung ở thảm thực vật Nhóm I và Nhóm II. Trong các yếu tố sinh thái được khảo sát, độ cao so với mặt nước biển và tỷ lệ đá lộ đầu là hai yếu tố chính chi phối các yếu tố về điều kiện sinh thái và phân bố cây thuốc trong khu vực.

Trong 451 loài cây thuốc ở khu vực Yên Tử, cộng đồng ở đây biết sử dụng 385 loài cây thuốc với 20 loại bộ phận sử dụng để chữa 45 bệnh/nhóm bệnh khác nhau. Có 3 nhóm cách sử dụng là (i) dùng ngoài, (ii) dùng trong và (iii) cách dùng khác với 21 cách sử dụng khác nhau.

Trồng cây thuốc tại vườn gia đình các thầy lang

Có 209 loài thuộc 82 họ, 170 chi đã được trồng trong vườn gia đình của các thầy lang. Trong đó, có 75 loài chỉ xuất hiện ở vườn gia đình, không gặp trong khu vực rừng Yên Tử. Có 40 loài có trong Danh mục thuốc thiết yếu lần

65

VI, 5 loài trong Sách đỏ Việt Nam 2007, 4 loài có trong Nghị định 32 và 1 loài có trong Sách đỏ IUCN 2014. Nhiều loài cây thuốc đã được trồng với số lượng khá lớn. Một số gia đình đã có ý thức trồng cây thuốc từ sớm (trên 30 năm), và đang có xu hướng trồng nhiều trong thời gian gần đây. Hoạt động trồng cây thuốc trong khu vực gặp 3 khó khăn chính là (i) trâu bò phá, (ii) thiếu kỹ thuật trồng cây thuốc và (iii) thiếu đất trồng.

Một phần của tài liệu Điều tra tài nguyên cây thuốc ở vùng yên tử (quảng ninh) (Trang 74 - 75)