thức của các cộng đồng ở khu vực Yên Tử)
- Cây thuốc trong vườn gia đình của các thầy lang khu vực Yên Tử (xã Thượng Yên Công)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Điều tra tính đa dạng sinh học của cây thuốc ở Khu Rừng Quốc gia Yên Tử Yên Tử
2.2.1.1. Điều tra theo tuyến
Được thực hiện bằng phương pháp điều tra theo tuyến [4], [11], với người cung cấp tin quan trọng (KIP). KIP là những người am hiểu cây thuốc trong khu vực xã Thượng Yên Công, thông qua các chuyến điều tra thực địa để quan sát, phỏng vấn và thu thập mẫu tiêu bản. Mục tiêu điều tra là xác định thành phần loài, cách sử dụng cây thuốc trong khu vực. Các bước thực hiện bao gồm:
(i) Xác định tuyến điều tra: Xác định dựa trên thực trạng thảm thực vật, địa
hình hoặc phân bố cây thuốc trong khu vực. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra được thiết kết theo các địa hình và thảm thực vật khác nhau (tuyến núi cao, rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, ven đường, rừng trồng, vv.). Tổng cộng có 6 tuyến điều tra đã được thực hiện cùng với 3 KIP.
(ii) Thu thập thông tin tại thực địa: Phỏng vấn bất kỳ cây nào gặp trên đường
25
phỏng vấn. Thông tin cần thu thập bao gồm: Tên cây tiếng địa phương, bộ phận dùng, công dụng, cách dùng. Thu mẫu tiêu bản và chụp ảnh cây thuốc.
(iii) Xử lý thông tin: Thông tin mang tính chất định tính, bao gồm: Danh mục
loài (tên địa phương, tên thường dùng, tên khoa học, công dụng, cách dùng, bộ phận dùng).
2.2.1.2. Điều tra bằng ô tiêu chuẩn
Thiết lập các ô tiêu chuẩn có kích thước là 100m2 (10mx10m), được xác định bằng phương pháp phân tầng – ngẫu nhiên dựa trên thực trạng thảm thực vật và địa hình [11], Tổng số 51 ô tiêu chuẩn đã được đặt trong khu vực nghiên cứu. Sử dụng máy định vị GPS đánh dấu tọa độ các ô được chọn trên bản đồ. Các hoạt động điều tra bao gồm:
(i) Thiết lập ô: Xác định ranh giới ô bằng thước dây, đóng cọc và căng
dây nylon màu.
(ii) Thu thập thông tin: Sử dụng bộ phiếu điều tra để thu thập thông tin
(Phụ lục 1.3). Mỗi ô nghiên cứu là một mẫu (sample), gồm 2 phần: (1) thông
tin về điều kiện môi trường: tọa độ, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc,
hướng phơi, loại thảm thực vật, độ che đá lộ đầu, độ che đá tảng, độ che đá răm, chế độ nước mặt, độ tàn che, độ che phủ thảm tươi, các cây gỗ chính, số thân cây gỗ có đường kính ngang ngực từ 10cm trở lên, chiều cao vút ngọn; (2) thông tin về cây thuốc: tên các loài cây thuốc xuất hiện trong ô. Thu mẫu
tiêu bản và chụp ảnh cây thuốc.
(iii) Xử lý và phân tích thông tin: Danh mục loài và biến số của loài,
bao gồm: toàn bộ các loài cây thuốc, cây gỗ; tên khoa học; họ thực vật; tên địa phương; tên thường dùng; các biến số của loài, bao gồm: (i) dạng sống (cây gỗ, cây bụi, dây leo, cây kí sinh,…), (ii) sử dụng. Dữ liệu ô điều tra, bao gồm: Thông tin về sinh thái/môi trường/thảm thực vật (biến số của ô) bao
26
gồm: (i) các biến số “trực tiếp”: đo đạc trên thực địa, không qua xử lý, tính toán; (ii) các biến số “gián tiếp”, được xác định thông qua tính toán các biến số trực tiếp: số loài cây gỗ, số loài cây thuốc, tần số xuất hiện của cây thuốc, độ ẩm đất, pH đất,…. Thông tin về loài của ô, bao gồm tên loài cây thuốc và cây gỗ (tên khoa học).
Toàn bộ các dữ liệu trên được mã hóa và nhập và phần mềm máy tính PC-ORD, phiên bản 4.10, và phân tích bằng phép phân tích chùm (Cluster Analysis) và phép phân tích trục chính (Principal Components Analysis) để nghiên cứu về thảm thực vật, phân bố và điều kiện sinh thái của cây thuốc.