Khám nghiệm tử th

Một phần của tài liệu Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự (Trang 58 - 60)

Khám nghiệm tử thi là biện pháp điều tra của Điều tra viên có bác sĩ pháp y, kiểm sát viên và có thể là giám định viên pháp y tham gia đối với tử thi nhằm phát hiện dấu vết tội phạm trên thân thể người chết hoặc nguyên nhân cái chết.

Việc khám nghiệm tử thi do Điều tra viên tiến hành và có thể khám nghiệm tử thi mới được phát hiện hoặc tử thi được khai quật, tử thi có thể được mổ để khám xét.

Điều 151 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:

Việc khám nghiệm tử thi do Điều tra viên tiến hành có bác sĩ pháp y tham gia và phải có người chứng kiến.

Trong trường hợp cần phải khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và phải thông báo cho gia đình nạn nhân biết trước khi tiến hành. Việc khai quật tử thi phải có bác sĩ pháp y tham gia.

Khi cần thiết có thể triệu tập người giám định và phải có người chứng kiến. Trong mọi trường hợp, việc khám nghiệm tử thi phải được thông báo trước cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để tiến hành kiểm sát việc khám nghiệm tử thi [10]. Trong quá trình khám nghiệm tử thi có thể xem xét, mô tả các dấu vết ở phần ngoài cơ thể của tử thi hoặc xem xét mô tả các tổn thương bên trong cơ thể của tử thi được thực hiện sau khi mổ tử thi.

Thông qua hoạt động khám nghiệm tử thi, cơ quan điều tra sẽ tiến hành trả lời các câu hỏi: nạn nhân là ai, tại sao nạn nhân chết, nạn nhân chết khi nào, điều kiện và hoàn cảnh chết của tử thi. Trên cơ sở đó có căn cứ để đưa ra các giả thuyết hình sự về tính chất của vụ việc, công cụ, phương tiện gây án, phương thức, thủ đoạn gây án, số lượng thủ phạm... Từ đó có cơ sở để lập kế hoạch điều tra tiếp theo có hiệu quả.

"Khám nghiệm tử thi về bản chất là làm cho người chết "nói lên" sự thật vì sao mà chết, chết trong điều kiện hoàn cảnh nào, chết bao giờ. Từ đó góp phần làm sáng tỏ bản chất của vụ việc mang tính hình sự" [38. tr. 426].

Việc khám nghiệm tử thi có ảnh hưởng rất lớn đến phong tục, tập quán và tình cảm của những người gần gũi, có mối quan hệ với tử thi, chính vì vậy, khi thực hiện biện pháp này cần chú ý tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đảm bảo việc giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, tìm

ra sự thật của vụ án. Điều tra viên là người tổ chức thực hiện biện pháp khám nghiệm tử thi, xác định vấn đề cần làm sáng tỏ trong công tác khám nghiệm tử thi, yêu cầu bác sĩ pháp y tiến hành công việc phục vụ mục đích điều tra của mình. Sau khi thực hiện biện pháp nghiệp vụ của mình, bác sĩ pháp y đưa ra những nhận định của mình về tử thi. Đây là cơ sở cho Điều tra viên đưa ra kết luận của mình kết hợp với những nhận định trước đó về vụ án để xác định hướng điều tra tiếp theo. Trong nhiều trường hợp, khám nghiệm tử thi không đưa ra được kết luận cuối cùng thì phải tiến hành thêm biện pháp giám định (sẽ được đề cập đến trong phần sau) để có được câu trả lời cho vụ án.

Một phần của tài liệu Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)