Khám xét, thu giữ thƣ tín, điện tín, bƣu kiện, bƣu phẩm tại bƣu điện

Một phần của tài liệu Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự (Trang 53 - 55)

bƣu điện

Các thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị khám xét phải còn đang nằm trong sự quản lý của cơ quan bưu điện chưa giao cho người nhận, nếu đã giao cho người nhận mang theo người hoặc để tại chỗ thì được coi là đồ vật.

Khi tiến hành khám xét phải có lệnh của người có thẩm quyền và phải có lệnh phê chuẩn của Viện kiểm sát trước khi thi hành. Trong trường hợp không thể trì hoãn được thì không cần có sự phê chuẩn trước, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Trước khi tiến hành khám xét người chủ trì cuộc khám xét phải gặp gỡ với người phụ trách cơ quan bưu điện để thông báo về việc khám xét. Người phụ trách cơ quan bưu điện có trách nhiệm giúp đỡ người thi hành lệnh khám xét tiến hành một cách thuận lợi.

Sau khi thi hành lệnh khám xét, thu giữ các thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, nếu việc thông báo này không cản trở điều tra.

Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải lập biên bản. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản: một bản giao cho chủ đồ vật, tài liệu; một bản lưu vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ.

Sau khi thu giữ đồ vật tài liệu thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm liên quan đến vụ án tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng đồ vật mà cơ quan Điều tra áp dụng biện pháp bảo quản cho phù hợp đối với từng loại

Người được giao bảo quản đồ vật, tài liệu thu giữ mà phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản được giao bảo quản thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự

Trong thực tiễn, hoạt động điều tra có những trường hợp cần thiết phải tiến hành khám xét nhiều đối tượng ở nhiều nơi cùng một lúc. Khi khám xét đòi hỏi phải tiến hành đồng thời, có sự phối hợp thống nhất trong hành động của các lực lượng, đảm bảo không để cho đối tượng tẩu tán, tiêu hủy tài liệu, vật chứng của vụ án.

Hoạt động khám xét còn bao gồm cả khám xét lại người, đồ vật, chỗ ở, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm. Khám xét lại thường được tiến hành trong những trường hợp:

Cuộc khám xét lần đầu tiến hành trong điều kiện không thuận lợi về ánh sáng, thời tiết, do vậy không có hiệu quả.

Lực lượng tiến hành khám xét lần đầu không có đủ những phương tiện kỹ thuật cần thiết, tiến hành khám xét vội vàng, không huy động số cán bộ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm tham gia khám xét.

Có căn cứ để khẳng định nhiều nơi tại địa điểm khám xét chưa được khám xét cụ thể, tỷ mỷ, tài liệu, vật chứng cần thu giữ chưa được đầy đủ.

Khi cần phải thu giữ những đồ vật, tài liệu mới có liên quan đến vụ án mà vào thời điểm khám xét lần đầu chưa được làm rõ hoặc khi có căn cứ để

nhận định đối tượng bị khám xét đem cất giấu những đồ vật, tài liệu của vụ án vào nơi đã tiến hành khám xét lần đầu.

Một phần của tài liệu Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự (Trang 53 - 55)