Giám định bổ sung hoặc giám định lạ

Một phần của tài liệu Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự (Trang 71 - 72)

Việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã được kết luận trước đó.

Việc giám định lại được tiến hành trong khi có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại phải do người giám định khác tiến hành. Có thể hiểu rằng giám định lại là do có nghi ngờ kết luận giám định trước sai lầm về nội dung nên cần thực hiện lại việc giám định đó (chứ không phải là một vấn đề khác). Theo khoản 2 và khoản 3 Pháp lệnh Giám định tư pháp thì trong trường hợp kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một vấn đề có mâu thuẫn thì việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện. Hội đồng giám định do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quản lý về lĩnh vực giám định quyết định thành lập. Trong trường hợp Hội đồng giám định nêu trên đã thực hiện giám định lại lần thứ hai thì không thực hiện giám định lại nữa, trừ trường hợp đặc biệt do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định. Tuy nhiên, kết luận giám định lần cuối cùng không có nghĩa là có giá trị cao nhất. Việc sử dụng kết luận giám định nào do cơ quan tiến hành tố tụng quyết định căn cứ vào việc liên hệ với các chứng cứ khác đã được thu thập trong quá trình giải quyết vụ án và theo hướng lập luận của những người tiến hành tố tụng. Những chứng cứ này phải xác thực, khách quan và phù hợp với các chứng cứ khác mới đảm bảo được nguyên tắc của việc thu thập và đánh giá chứng cứ.

Chương3

Một phần của tài liệu Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự (Trang 71 - 72)