Phân tích tình hình nợ xấu Hộ SXNN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố long xuyên (Trang 64 - 70)

4.3.4.1 Nguyên nhân nợ xấu Hộ SXNN

Nguồn: Phòng KHKD Agribank Long Xuyên, giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Hình 4.3 Nợ xấu hộ sản xuất nông nghiệp tại Agribank Long Xuyên giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013

54

Nợ xấu là điều mà không một ngân hàng nào có thể thoát khỏi trong khi còn đang hoạt động. Cho dù nguồn lực của ngân hàng có tốt, có chuyên nghiệp đến đâu thì cũng chỉ làm giảm một phần nợ xấu chứ không thể làm cho ngân hàng hoàn toàn không nợ xấu đƣợc. Con số này cao hay thấp còn phụ thuộc vào tình hình thị trƣờng, tình hình của nền kinh tế xã hội. Do bản chất hoạt động của ngân hàng tƣơng đối nhiều rủi ro nếu còn kết hợp với tình hình kinh tế trì trệ thì nợ xấu tất nhiên sẽ cao lên nhiều. Nhìn chung trong 3 năm qua xấu của ngân hàng không ngừng tăng. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nền kinh tế nƣớc ta đã có dấu hiệu phục hồi tuy nhiên việc khắc phục không thể chỉ trong thời gian ngắn. Tình trạng lạm phát vẫn đang tiếp diễn, giá cả các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất liên tục tăng. Tình hình dịch hại trên cây trồng và vật nuôi vẫn đang diễn biến phức tạp, thời tiết thất thƣờng làm giảm sản lƣợng thu hoạch. Từ đó mà nguồn thu nhập của các hộ suy giảm thậm chí một số hộ còn mất đi cả vốn dƣới tác động của những yếu tố bất lợi trên, làm cho khả năng trả nợ ngân hàng cũng suy giảm. Giai đoạn 2010 – 2011, nợ xấu hộ sản xuất nông nghiệp của Agribank Long Xuyên tăng cao từ 8.970 triệu đồng năm 2010 tăng 47,20% thành 13.204 triệu đồng năm 2011. Sang năm 2012, bằng những nổ lực của ngân hàng cùng với sự chỉ đạo kịp thời của cấp trên, Agribank Long Xuyên đã cố gắng khắc phục tình trạng tăng lên của nợ xấu bằng việc chủ động tăng cƣờng giám sát, đôn đốc thu hồi các khoản nợ. Đồng thời, đối với những món vay mới, các cán bộ tín dụng đã thận trọng hơn trong công tác thẩm định, kiểm tra trƣớc khi cho vay. Chính vì thế, năm 2012 nợ xấu hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng giảm chỉ còn 11.245 triệu đồng, giảm tƣơng đƣơng 14,84% so với năm 2011. Sang nửa đầu năm 2013, tình hình nợ xấu đang có xu hƣớng tăng so với cùng kỳ năm trƣớc với tốc độ là 10,05%, số nợ xấu ở mức 12.515 triệu đồng. Để nắm bắt rõ hơn về những chuyển biến của tình hình nợ xấu hộ sản xuất nông nghiệp, ta sẽ đi sâu vào phân tích thông qua các chỉ tiêu cụ thể nhƣ sau.

4.3.4.2 Nợ xấu Hộ SXNN theo thời hạn

۞ Giai đoạn 2010 – 2012 a. Nợ xấu Hộ SXNN ngắn hạn

Nợ xấu hộ sản xuất nông nghiệp ngắn hạn của ngân hàng dao động nhiều trong giai đoạn 2010 - 2012. Năm 2011 tình hình nợ xấu tăng cao nhất, lên tới 10.783 triệu đồng, tăng tƣơng đƣơng 35,09% so với năm 2010. Nguyên nhân là do một số hộ nuôi cá còn mới, chƣa có kinh nghiệm nhiều trong việc nuôi trồng thủy sản. Cho nên khi tình hình dịch bệnh, hay thời tiết có chuyển biến xấu thì họ không có biện pháp ngăn chặn hậu quả. Từ đó dẫn đến làm ăn thua

55

lỗ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đến năm 2012, ngân hàng đã tiến hành thẩm định gắt hơn đối với những khách hàng mới vay lần đầu, nhằm đƣa ra số tiền giải ngân cho phù hợp với tính khả thi của phƣơng án kinh doanh của họ. Vì thế, nợ xấu nông hộ ngắn hạn giảm rõ vào năm 2012 với số tiền là 9.727 triệu đồng, giảm 9,79% so với năm 2011.

Nguồn: Phòng KHKD tại Agribank Long Xuyên, giai đoạn 2010 – 2012

Hình 4.4 Nợ xấu hộ sản xuất nông nghiệp theo thời hạn tại Agribank Long Xuyên giai đoạn 2010 – 2012

b. Nợ xấu Hộ SXNN trung và dài hạn

Nợ xấu trung và dài hạn của các hộ sản xuất nông nghiệp tại Agribank Long Xuyên tuy chiếm tỷ trọng không cao, nhƣng trong giai đoạn 2010 – 2012 lại biến động tăng giảm mạnh. Trong đó, năm 2011 số tiền nợ xấu tăng 122,52% so với 2010, đạt mức 2.421 triệu đồng. Nguyên nhân ngoài việc lãi suất cho vay trung và dài hạn luôn cao thì trong năm này tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn do giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, cộng thêm thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi làm giảm sản lƣợng đầu ra, tạo nên gánh nặng trong việc trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó công tác thu hồi nợ của ngân hàng chƣa thực sự đạt hiệu quả do sự lơ là của cán bộ ngân hàng trong công tác cảnh báo những biến động của tình hình kinh tế trong tƣơng lai để có hƣớng giải pháp hạn chế nợ xấu kịp thời. Nhất là các khoản cho vay thời hạn dài, càng để lâu thì rủi ro lúc nào cũng có thể xảy ra.

56

Sang năm 2012, với kinh nghiệm từ năm trƣớc, các cán bộ tín dụng đã giám sát kĩ hơn trong việc sử dụng vốn trung và dài hạn, cũng nhƣ công tác đôn đốc, thu hồi các khoản nợ đã đến hạn, từ đó giúp nợ xấu hộ sản xuất nông nghiệp giảm xuống còn 1.518 triệu đồng , tƣơng đƣơng giảm 37,30% so với năm 2011.

۞ Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Nguồn: Phòng KHKD Agribank Long Xuyên, giai đoạn 6 tháng đầu năm

Hình 4.4 Nợ xấu hộ sản xuất nông nghiệp tại Agribank Long Xuyên giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013

a. Nợ xấu Hộ SXNN ngắn hạn

Nửa đầu năm 2013, tình hình nợ xấu ngắn hạn lại tăng 5,94% so với cùng kỳ năm trƣớc, ở mức 10.378 triệu đồng. Do nền kinh tế đầu năm 2013 vẫn đang ở giai đoạn dò đáy và ngổn ngang nhiều khó khăn, không chỉ riêng gì Agribank Long Xuyên, hầu hết các tổ chức tín dụng khác trong khu vực cũng đang đau đầu về vấn đề nợ xấu. Mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng tăng trong 6 tháng đầu năm 2013. Theo đó, ngân hàng dự kiến tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2013 sẽ không đổi hoặc tăng so với cuối năm 2012.

b. Nợ xấu Hộ SXNN trung và dài hạn

Nợ xấu trung và dài hạn trong thời gian này lại tăng khá cao 35,60% so với 6 tháng đầu năm 2012, dừng ở mức 2.137 triệu đồng. Thực tế nợ xấu trung và dài hạn tăng cao là do phần lớn các khoản vay trung dài hạn thƣờng là vay cho xây dựng, sửa chữa lớn và mua sắm máy móc của các hộ sản xuất nông

57

nghiệp, chỉ một phần nhỏ là để sản xuất. Trong khoảng thời hạn dài mà các khoản vay không vì mục đích sản xuất thì phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập riêng của nông hộ, mà mức thu nhập này trong bối cảnh kinh tế khó khăn và lạm phát cao nên không đủ để bù đắp những thiếu hụt khi có biến cố xảy ra. Do vậy, nguồn thu nhập của họ chỉ đủ chi trả cho các khoản lãi định kỳ, đến khi vốn gốc đáo hạn các khách hàng này không có khả năng hoàn cả vốn gốc đã vay trƣớc đây dẫn đến nợ xấu tăng cao. Ngân hàng đang cố gắng siết chặt công tác kiểm soát khi cho vay hơn để cải thiện vấn đề nợ xấu trong những tháng cuối năm.

4.3.4.3 Nợ xấu Hộ SXNN theo mục đích sử dụng

a. Trồng trọt

Ngành trồng trọt giai đoạn 2010 – 2012 ngân hàng không có nợ xấu. Điều này có thể đƣợc giải thích là do lƣợng khách hàng vay rất ít nên công tác thẩm định mảng này khá tốt. Đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu ở mảng này là 8 triệu đồng. Đây chỉ là con số nhỏ, nhƣng các cán bộ tín dụng của Agribank Long Xuyên không lơi là trong việc kiểm soát, tránh tình trạng diễn biến xấu trong 6 tháng cuối năm.

b. Chăn nuôi

Nợ xấu ngành chăn nuôi của các hộ sản xuất nông nghiệp đang giảm dần qua 3 năm 2010 – 2012. Cụ thể là năm 2011, lƣợng tiền nợ xấu giảm 42,33% so với năm 2010, chỉ còn 628 triệu đồng. Sang đến năm 2012, tình hình nợ xấu tiếp tục đƣợc ngân hàng giải quyết ổn thỏa, dừng ở mức 571 triệu đồng, giảm tƣơng đƣơng 9,08% so với năm 2011. Nguyên nhân do các khoản nợ trên đã tồn đọng quá lâu, dù ngân hàng có gia hạn nhƣng các hộ đó vẫn không thể trả đƣợc nợ. Ngân hàng đành dùng đến biện pháp mạnh là đƣa hồ sơ sang cho cơ quan thi hành án, từ đó ngân hàng có thể thu đƣợc một phần nợ từ việc đấu giá các tài sản đảm bảo. Khoảng thời gian nửa đầu năm 2013, khoản mục này lại tăng lên so với cùng kỳ năm 2012 với số tiền 649 triệu đồng, tăng tƣơng đƣơng 7,99%.

c. Nuôi trồng thủy sản

Trong giai đoạn 2010 – 2012 thì nợ xấu các hộ sản xuất nông nghiệp trong nuôi trồng thủy sản năm 2011 là tăng cao nhất, đạt mốc 8.896 triệu đồng, tăng 60,03% so với năm 2010. Nguyên nhân là do thị trƣờng xuất khẩu trong năm này không đƣợc thuận lợi, một số hộ riêng lẻ không có hợp đồng chính thức với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu phải bán cho thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc. Từ đó các vựa cá thu mua có cơ hội ép giá thành, dù

58

Bảng 4.11 Nợ xấu hộ sản xuất nông nghiệp theo mục đích sử dụng tại Agribank Long Xuyên giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2012 2013 6 tháng 2013 so với

6 tháng 2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền Số tiền Số tiền %

 Trồng trọt 0 0 0 0 - 0 - 0 8 8 -  Chăn nuôi 1.089 628 571 (461) (42,33) (57) (9,08) 601 649 48 7,99  Nuôi trồng thủy sản 5.559 8.896 7.176 3.337 60,03 (1.720) (19,33) 7.261 8.015 754 10,38  Dịch vụ nông nghiệp 2.322 3.680 3.498 1.358 58,48 (182) (4,95) 3.510 3.843 333 9,49 Tổng 8.970 13.204 11.245 4.234 47,20 (1.959) (14,84) 11.372 12.515 1.143 10,05

59

không muốn nhƣng ngƣời nuôi phải bán để thu vốn về. Nhƣng một số vựa cá trong địa bàn sau khi nhận hàng phải mất khoảng thời gian sau mới giao tiền cho các hộ, khiến họ buộc phải nợ thêm khoản tiền lãi ngân hàng và nộp phạt do đóng nợ trễ hạn, không những thế một số hộ nuôi cá còn chƣa trả hết hoàn toàn nợ khi đến hạn. Sang năm 2012, tình hình dần ổn định hơn, giảm 19,33% so với năm 2011, chỉ còn 7.176 triệu đồng. Tuy nhiên, tình hình nợ xấu ngành trong nửa năm đầu 2013 lại đang có xu hƣớng tăng thêm 10,38% so với cùng kỳ năm trƣớc.

d. Dịch vụ nông nghiệp

Nợ xấu hộ sản xuất nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn ở Agribank Long Xuyên trong giai đoạn vừa qua là tƣơng đối ổn định. Nợ xấu tuy có tăng vào năm 2011 nhƣng đến năm 2012 đã giảm dần. Đây là ngành phát triển nhất ở địa bàn Long Xuyên, các hộ sản xuất nông nghiệp vay vốn ngân hàng để đầu tƣ vào ngành tƣơng đối cao, công tác thu nợ trong thời gian qua cũng liên tục tăng. Chính vì thế nợ xấu dừng ở mức 3.680 triệu đồng vào năm 2011 và 3.498 triệu đồng vào năm 2012 là khá ổn. Tuy nhiên, đối với tình hình tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu lại có xu hƣớng tăng 9,49% so với cùng kỳ năm 2012 với con số là 3.843 triệu đồng. Bởi vì không có ngành kinh doanh nào tránh hoàn toàn đƣợc rủi ro, vì thế kiểm soát nợ xấu của ngân hàng trong ngành này nhƣ vậy đã là rất khá. Mặc dù vậy, các cán bộ tín dụng vẫn đang cố gắng hạn chế tối đa nợ xấu của các nông hộ trong ngành này để đem lại hiệu quả tín dụng cao trong 6 tháng cuối năm 2013.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố long xuyên (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)