Doanh số thu nợ Hộ SXNN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố long xuyên (Trang 54 - 59)

4.3.2.1 Doanh số thu nợ Hộ SXNN theo thời hạn

Trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp, doanh số thu nợ vừa phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, vừa cho ta biết hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Hoạt động thu nợ hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đƣợc tiến hành khá thuận lợi. Doanh số tăng đều qua từng năm, trong đó năm 2011 là 504.984 triệu đồng tăng 33,21% so với năm 2010 và năm 2012 tiếp đà tăng thêm 42,04% đạt 717.286 triệu đồng. Đây chính là thành quả từ những nỗ lực của các cán bộ tín dụng khi luôn dõi theo khách hàng cũng nhƣ xem xét kĩ thời hạn trả nợ gốc. Thêm vào đó, Agribank Long Xuyên còn có dịch vụ đăng kí tin nhắn điện thoại nhắc nhỡ khách hàng trƣớc khi đến thời hạn trả nợ, để họ có bƣớc chuẩn bị hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân hàng. Đối với hồ sơ của những khách hàng đã quá hạn, ngân hàng sẽ thông qua cơ quan thi hành án giúp xúc tiến nhanh quá trình thu hồi nợ hơn. Chính vì thế, doanh số thu nợ của ngân hàng mới có sự gia tăng, từ đó dẫn đến tình hình thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 có sự tăng trƣởng hơn so với cùng kì năm 2012, đạt 408.969 triệu đồng, tăng tƣơng đƣơng 20,12%.

a. Doanh số thu nợ Hộ SXNN ngắn hạn

Cũng nhƣ DSCV ngắn hạn, DSTN ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao (trên 95%) trong tổng thu nợ của hộ sản xuất nông nghiệp và tăng đều qua các năm. Do các nông hộ đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, cũng nhƣ việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã làm cho thu nhập đƣợc cải thiện. Đồng thời, doanh số thu nợ tăng do hộ sản xuất nông nghiệp đã khắc phục đƣợc hậu quả của thiên tai, dịch bệnh nên họ nhanh chóng lấy lại vốn. Ngoài ra, trong khoảng thời gian này, đối với các nông hộ gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh thì họ còn đƣợc hỗ trợ một phần lãi suất từ phía ngân hàng, tạo điều kiện cho việc hoàn trả nợ đầy đủ. Mặt khác, ngân hàng không ngừng cử cán bộ tín dụng đến tận địa phƣơng giám sát kiểm tra đôn đốc khách hàng trả nợ. Bằng sự nỗ lực của tập thể và sự chỉ đạo kịp thời

44

Bảng 4.7 DSTN hộ sản xuất nông nghiệp theo thời hạn tại Agribank Long Xuyên giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2012 2013 6 tháng 2013 so với

6 tháng 2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền Số tiền Số tiền %

Ngắn hạn 368.476 489.393 700.688 120.917 32,82 211.295 43,17 327.607 395.006 67.399 20,57

Trung và dài hạn 10.619 15.591 16.598 4.972 46,82 1.007 6,46 12.851 13.963 1.112 8,65

Tổng 379.095 504.984 717.286 125.889 33,21 212.302 42,04 340.458 408.969 68.511 20,12

45

của cấp trên mà doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2011 đạt 489.393 triệu đồng, tăng 32,82% so với năm 2010 và năm 2012 tăng thêm 43,17% đạt 700.688 triệu đồng. Tình hình thu nợ ngắn hạn của các hộ trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 20,57% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 395.006 triệu đồng. Một trong những nguyên nhân không kém tầm quan trọng giúp tăng doanh số thu nợ là công tác thẩm định của cán bộ tín dụng, cùng ý thức hoàn trả nợ đúng hạn của khách hàng.

b. Doanh số thu nợ Hộ SXNN trung và dài hạn

Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ, nhƣng DSTN trung và dài hạn của hộ sản xuất nông nghiệp năm sau luôn lớn hơn năm trƣớc. Giai đoạn 2010 – 2012, hoạt động thu hồi nợ thời hạn dài khá ổn, năm 2011 DSTN trung và dài hạn tăng 46,82% so với năm 2010 với số tiền thu đƣợc là 15.591 triệu đồng. Sang đến năm 2012 doanh số ở mảng này chỉ đạt mốc 16.598 triệu đồng, tăng nhẹ 6,46% so với năm 2011. Do mảng vay trung và dài hạn đa phần là các nông hộ dùng để mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất và các máy nông nghiệp. Nên ngoài nguồn thu nhập chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh thì các hộ còn có thêm nguồn thu từ việc cho thuê sử dụng máy, giúp ngƣời dân nâng mức lợi nhuận của mình lên, đáp ứng đƣợc nguồn vốn trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên do đặc tính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh có thời hạn trên 12 tháng là chứa đựng khá nhiều rủi ro, chi phí trả lãi lại cao. Khi giá cả hàng nông sản không ổn định, thị trƣờng tiêu thụ bấp bênh sẽ gián tiếp ảnh hƣởng đến công tác thu nợ. Chính vì thế các cán bộ tín dụng Agribank Long Xuyên rất cẩn trọng trong công tác thẩm định các món vay này. Từ đó giúp tình hình thu nợ hộ sản xuất nông nghiệp đƣợc cải thiện hơn ở nửa đầu năm 2013, tăng 8,65% so với cùng kỳ năm trƣớc, đạt 13.963 triệu đồng.

4.3.2.2 Doanh số thu nợ Hộ SXNN theo mục đích sử dụng

a. Trồng trọt

Thu nợ trồng trọt 3 năm vừa qua không cao. Nhất là năm 2012, ngân hàng không thu đƣợc nợ trong mảng này. Nguyên nhân là hộ sản xuất nông nghiệp không bán đƣợc nông sản với giá cao do cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trƣờng. Điều này khiến cho lợi nhuận không đƣợc nhƣ phƣơng án kinh doanh ban đầu. Từ đó ngân hàng khó thu hồi đƣợc nợ theo đúng thời hạn trên hợp đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013, tình hình có vẻ cải thiện hơn, khi ngân hàng thu đƣợc nợ 300 triệu đồng.

46

Bảng 4.8 DSTN hộ sản xuất nông nghiệp theo mục đích sử dụng tại Agribank Long Xuyên giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2012 2013 6 tháng 2013 so với

6 tháng 2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền Số tiền Số tiền %

 Trồng trọt 20 30 0 10 50,00 (30) (100,00) 0 300 300 -  Chăn nuôi 16.485 11.302 20.674 (5.183) (31,44) 9.372 82,92 13.063 11.103 (1.960) (15,00)  Nuôi trồng thủy sản 155.861 213.547 263.955 57.686 37,01 50.408 23,61 153.795 142.536 (11.259) (7,32)  Dịch vụ nông nghiệp 206.729 280.105 432.657 73.376 35,49 152.552 54,46 173.600 255.030 81.430 46,91 Tổng 379.095 504.984 717.286 125.889 33,21 212.302 42,04 340.458 408.969 68.511 20,12

47

b. Chăn nuôi

Thu nợ chăn nuôi cũng có giai đoạn gặp không ít khó khăn. Năm 2011, dịch bệnh tai xanh xảy ra trên diện rộng khiến đàn lợn nái và lợn thịt giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Thêm vào đó giá thành thức ăn chăn nuôi lại tăng cao, khiến khả năng thu nợ giảm sút. Cụ thể năm 2011, doanh số chỉ đạt 11.302 triệu đồng giảm 31,44% so với năm 2010. Đến năm 2012, do ngƣời dân đã đƣợc tuyên truyền phƣơng pháp phòng tránh bệnh và dựa trên kinh nghiệm năm vừa rồi. Tuy giá thành thức ăn vẫn tăng, nhƣng nhờ vào thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm gia cầm ổn định, giá thịt hơi khá cao, có lợi cho ngƣời chăn nuôi. Ngân hàng cũng từ cái lợi đó mà thu đƣợc nợ cho mình, năm 2012 doanh số tăng lên 20.674 triệu đồng, tăng 82,92% so với năm 2011.

Tuy nhiên, tình hình thu nợ chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2013 lại có xu hƣớng giảm, chỉ thu đƣợc 11.103 triệu đồng, giảm tƣơng đƣơng 15,00% so với nửa đầu năm 2012. Do tình hình dịch bệnh trong khoảng thời gian này diễn biến phức tạp hơn, trong khi chi phí thú y cao cùng với chi phí đầu vào, nhất là nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng, khiến cho ngƣời chăn nuôi đã khó càng thêm khó. Từ đó dẫn đến thu nhập của các nông hộ bị giảm sút, tác động không nhỏ đến thu nợ của ngân hàng.

c. Nuôi trồng thủy sản

Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản trên địa bàn thành phố, đã tạo điều kiện phát triển cho ngành nuôi trồng thủy sản của các hộ sản xuất nông nghiệp, nhằm cung ứng nguyên liệu chế biến cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đem lại lợi nhuận cao hơn so với việc bán ở thị trƣờng trong nƣớc. Chính vì thế, những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản trở thành ngành sản xuất tiềm năng trên địa bàn và đang đƣợc chú trọng phát triển, giúp ngƣời dân hoạt động sản xuất có thu nhập ổn định. Nhìn chung, công tác thu nợ đối với ngành này của ngân hàng tƣơng đối tốt qua các năm. Năm sau luôn thu nợ cao hơn năm trƣớc, năm 2011 doanh số tăng 37,01% đạt 213.547 triệu đồng. Đến năm 2012 lại tăng thêm 23,61% so với năm 2011, đạt 263.955 triệu đồng. Nguyên nhân là nhờ vào kinh nghiệm nuôi trồng sẵn có cùng với tinh thần học hỏi, ngƣời nuôi không ngừng nâng cao tay nghề nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất để tăng thu nhập, trả nợ ngân hàng, đồng thời nhằm tạo uy tín để mùa vụ sau vay tiếp. Tuy vậy, đây là ngành cũng gặp không ít những rủi ro do phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, ô nhiễm, khi cấp vốn vào loại hình này ngân hàng nên suy xét thật kỹ.

Sang 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ nuôi trồng thủy sản của các hộ giảm nhẹ 7,32% so với cùng kỳ năm trƣớc, thu đƣợc 142.536 triệu đồng.

48

Do tình hình giá cả của những tháng đầu năm không ổn định cộng thêm việc tăng doanh số cho vay đối với một số hộ mới hợp tác với ngân hàng, nên còn thiếu kinh nghiệm nuôi cá, dẫn đến thua lỗ. Để khắc phục tình trạng này trong 6 tháng cuối năm 2013, cán bộ tín dụng chỉ giải quyết cho vay đối với các hộ đã thanh toán nợ cũ, và những hộ nuôi trồng riêng lẻ có hợp đồng tiêu thụ đối với các doanh nghiệp chế biến.

d. Dịch vụ nông nghiệp

Cùng với xu hƣớng phát triển chung của nền kinh tế cộng thêm những chính sách ƣu đãi của chính phủ trong việc hỗ trợ cho các lĩnh vực dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; hơn nữa, đây là ngành ít chịu ảnh hƣởng từ dịch bệnh và thiên tai nên hoạt động kinh doanh của các nông hộ thời gian vừa qua khá thuận lợi. Từ đó, công tác thu nợ của ngân hàng cũng có những chuyển biến tích cực hơn với doanh số tƣơng đối cao. Cụ thể là số tiền ngân hàng thu đƣợc trong năm 2011 đạt 280.105 triệu đồng, tăng 35,49% so với năm 2010. Sang năm 2012, thu nợ tăng rất cao đạt 432.657 triệu đồng, tăng tƣơng đƣơng 54,46%. Đây là nhờ vào lợi thế là thành phố loại 2 đang phát triển, địa bàn Long Xuyên trở thành nơi lý tƣởng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ nông nghiệp. Một số nông hộ lựa chọn làm đại lý cho thuốc trừ sâu, phân bón, nhất là thức ăn chăn nuôi đang đƣợc bán với giá thành khá cao, giúp họ kiếm đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Mặt khác, đối với các nông hộ chịu đầu tƣ, bỏ ra vốn cao thì cung cấp dịch vụ máy nông nghiệp luôn là lựa chọn hàng đầu. Bởi vì ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang, cũng nhƣ thành phố Long Xuyên đang đƣợc cơ giới hóa, vừa tiết kiệm thời gian, vừa đem lại năng suất cao nên nhu cầu thuê mƣớn các máy xay xát, bơm nƣớc, gặt đập liên hợp… ngày càng nhiều. Từ đó giúp thu nhập của các nông hộ ổn định hơn, ngân hàng thuận lợi thu đƣợc nợ. Chính vì vậy trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ các hộ sản xuất nông nghiệp tăng 46,91% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 255.030 triệu đồng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố long xuyên (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)