Phân tích tình hình dƣ nợ Hộ SXNN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố long xuyên (Trang 59 - 64)

4.3.3.1 Dư nợ Hộ SXNN theo thời hạn

Dƣ nợ chính là kết quả của cho vay và công tác thu nợ. Trong giai đoạn 2010 – 2012, với tốc độ tăng trƣởng, mở rộng quy mô cho vay hộ sản xuất nông nghiệp đã kéo theo khoảng dƣ nợ tƣơng đƣơng. Năm 2011, tổng dƣ nợ của ngân hàng đối với hộ sản xuất nông nghiệp là 373.832 triệu đồng, tăng 41,44% so với năm 2010. Đến năm 2012, lƣợng tiền lại tăng thêm 8,11%, đạt 404.163 triệu đồng.

49

Bảng 4.9 Dƣ nợ hộ sản xuất nông nghiệp theo thời hạn tại Agribank Long Xuyên giai đoạn 2010 – 2012 vả 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2012 2013 6 tháng 2013 so với

6 tháng 2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền Số tiền Số tiền %

Ngắn hạn 230.014 341.610 369.212 111.596 48,52 27.602 8,08 360.248 396.751 36.503 10,13

Trung và dài hạn 34.287 32.222 34.951 (2.065) (6,02) 2.729 8,47 34.556 39.157 4.601 13,31

Tổng 264.301 373.832 404.163 109.531 41,44 30.331 8,11 394.804 435.908 41.104 10,41

50

Trong đó, do khoảng vay trung và dài hạn chƣa đến thời điểm thu hồi nên chiếm tỷ trọng khá và có xu hƣớng tăng lên ở 6 tháng đầu năm 2013. Để hiểu rõ hơn ta sẽ phân tích vào từng chỉ tiêu sau:

a. Dư nợ Hộ SXNN ngắn hạn

Dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dƣ nợ hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng. Con số càng lớn cho ta thấy đƣợc lƣợng vốn có thể quay về ngân hàng trong khoảng thời gian ngắn càng lớn. Nhƣ vậy dƣ nợ ngắn hạn sẽ tốt hơn dƣ nợ trung dài hạn, ngân hàng sẽ không bị nhốt vốn. Nguyên nhân cho sự tăng trƣởng trong những năm qua là do ngân hàng mở rộng doanh số cho vay, mở rộng thị trƣờng, đa dạng hóa đối tƣợng vay vốn, ngoài các ngành nghề truyền thống thì ngân hàng đã mạnh dạng đầu tƣ các ngành mới, giải quyết công việc làm cho ngƣời dân. Bằng chứng là năm 2011 dƣ nợ ngắn hạn là 341.610 triệu đồng tăng 48,52% so với năm 2010. Năm 2012 tuy con số không giảm nhƣng chênh lệch không nhiều, đạt 369.212 triệu đồng, so với năm 2011 tăng thêm 8,08%. Sự biến động của dƣ nợ hộ sản xuất nông nghiệp ngắn hạn phụ thuộc vào DSCV và DSTN cùng thời hạn trên. Chính vì thế, những tác động ảnh hƣởng đến 2 chỉ tiêu trên sẽ gián tiếp tác động đến lƣợng tiền dƣ nợ của ngân hàng. Đối với tình hình 6 tháng đầu năm 2013, dƣ nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp tăng 10,13% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 396.751 triệu đồng.

b. Dư nợ Hộ SXNN trung và dài hạn

Giai đoạn 2010 – 2012, dƣ nợ trung và dài hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tăng giảm không đều. Cụ thể là năm 2011 lƣợng tiền dƣ nợ giảm đi một phần tƣơng đƣơng 6,02% so với năm 2010, đạt 32.222 triệu đồng. Nguyên nhân có thể là do năm 2011 một số nông hộ sợ gặp rủi ro về thiên tai, dịch bệnh nên không muốn giữ lại khoản nợ thời hạn dài, dẫn đến doanh số thu nợ trung và dài hạn năm 2011 tăng cao, từ đó tác động tới dƣ nợ hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng. Đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tình hình dƣ nợ có chuyển biến tích cực hơn khi năm 2012 tăng 8,47% so với năm 2011 và nửa đầu năm 2013 tăng 13,31% so với cùng kỳ năm trƣớc, đạt 39.157 triệu đồng. Ngoài nguyên nhân các hợp đồng cũ chƣa đáo hạn làm cho dƣ nợ trung và dài hạn tăng thì tình hình kinh tế dần khôi phục cũng giúp ích không nhỏ. Bởi vì việc kinh doanh sản xuất dần ổn định lại, ngƣời dân mở rộng sản xuất nên nhu cầu vay vốn để đầu tƣ máy móc, hỗ trợ sản xuất tăng. Dẫn đến tình hình dƣ nợ của nông hộ ở thời hạn dài có xu hƣớng biến động tích cực.

51

4.3.3.2 Dư nợ Hộ SXNN theo mục đích sử dụng

a. Trồng trọt

Ngành này có dƣ nợ thấp nhất trong tổng dƣ nợ. Ngoài nguyên nhân chính là các hộ vay mảng cây trồng rất ít, thêm vào đó việc cải tạo vƣờn, kỹ thuật trồng trọt kém hiệu quả, giá cả nông sản trên thị trƣờng luôn biến động, nên việc trả nợ cho ngân hàng còn chậm và đã xin gia hạn nợ nên làm dƣ nợ tăng cao, nhất là năm 2012 dƣ nợ là 600 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013, tình hình dƣ nợ của các nông hộ trồng trọt đạt 624 triệu đồng, tăng tƣơng đƣơng 57,58% so với cùng kỳ năm 2012.

b. Chăn nuôi

Dƣ nợ đối với các hộ sản xuất nông nghiệp có mục đích chăn nuôi của Agribank Long Xuyên giai đoạn 2010 – 2012 tuy không cao và tăng giảm không đều, nhƣng vẫn có thể duy trì đƣợc ngành. Trong đó, dƣ nợ năm 2011 là cao nhất, đạt 15.136 triệu đồng. Nhƣng đến năm 2012 giảm đi 19,36%, còn 12.206 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình cải thiện hơn khi dƣ nợ tăng nhẹ 7,47% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đƣợc giải thích bởi doanh số cho vay của hộ sản xuất nông nghiệp với mục đích chăn nuôi trong cùng thời điểm tăng. Ngoài ra, theo nhƣ hồ sơ cho vay từ phòng kế hoạch kinh doanh của Agribank Long Xuyên thì một số nông hộ chăn nuôi đã chọn vay thời hạn dài để sửa chửa, nâng cấp ao chuồng. Chính vì nợ chƣa đến hạn thu, cùng với cho vay tăng nên kéo theo dƣ nợ ngành chăn nuôi của hộ sản xuất nông nghiệp tăng cao. Ngành này tuy không phát triển mạnh nhƣng sản phẩm của nó là vô cùng thiết yếu, từ đó ngân hàng luôn duy trì đƣợc tỷ trọng cho vay cũng nhƣ dƣ nợ ngành.

c. Nuôi trồng thủy sản

Dƣ nợ hộ sản xuất nông nghiệp đối với ngành nuôi trồng thủy sản tăng liên tiếp trong giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể là năm 2011 tăng 34,19% so với năm 2010 đạt 170.596 triệu đồng. Đến năm 2012 tăng nhẹ lên 178.311 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 4,52% so với năm 2011. Mặc dù ngành thủy sản khá phát triển ở Long Xuyên, nhƣng cũng không phải vì vậy mà không gặp rủi ro trong kinh doanh. Cuối năm 2012, một số hộ nuôi cá riêng lẻ trong khu vực gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, giá bán thấp hơn so với mong đợi, dẫn đến kinh doanh không có lời, nên đã xin gia hạn trả nợ, từ đó tác động đến dƣ nợ ngân hàng trong khoảng thời gian này. Sang 6 tháng đầu năm 2013, do doanh số cho vay nuôi trồng thủy sản tăng cùng với một số hợp đồng vay chƣa đến hạn, giúp dƣ nợ các hộ tại Agribank Long Xuyên tăng 15,88% so với cùng kỳ năm trƣớc với số tiền là 205.477 triệu đồng.

52 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.10 Dƣ nợ hộ sản xuất nông nghiệp theo mục đích sử dụng tại Agribank Long Xuyên giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2012 2013 6 tháng năm 2013

so với 6 tháng 2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền Số tiền Số tiền %

 Trồng trọt 30 0 600 (30) (100,00) 600 - 396 624 228 57,58  Chăn nuôi 7.031 15.136 12.206 8.105 115,28 (2.930) (19,36) 16.456 17.685 1.229 7,47  Nuôi trồng thủy sản 127.127 170.596 178.311 43.469 34,19 7.715 4,52 177.319 205.477 28.158 15,88  Dịch vụ nông nghiệp 130.113 188.100 213.046 57.987 44,57 24.946 13,26 200.633 212.122 11.489 5,73 Tổng 264.301 373.832 404.163 109.531 41,44 30.331 8,11 394.804 435.908 41.104 10,41

53

d. Dịch vụ nông nghiệp

Đây là ngành đang đƣợc các hộ sản xuất nông nghiệp ƣu ái, ngành này phát triển sẽ làm thay đổi lớn bộ mặt đô thị Long Xuyên. Trong giai đoạn 2010 – 2011, dƣ nợ đạt 188.100 triệu đồng, tăng 44,57% so với năm 2010. Sang đến năm 2012, tình hình dƣ nợ tăng lên 213.046 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 13,26% so với năm 2011. Nguyên nhân một phần là do các món vay trung và dài hạn dùng để mua sắm các máy nông nghiệp vẫn chƣa đến hạn thu hồi. Thêm vào đó Agribank Long Xuyên tiếp tục hợp tác với một số khách hàng mới, mở rộng quy mô cho vay ngành. Chính nhờ vào sự biến động của 2 chỉ tiêu cho vay, thu nợ nhƣ thế đã dẫn đến sự tăng trƣởng của dƣ nợ hộ sản xuất nông nghiệp trong mảng dịch vụ.

Đến nửa đầu năm 2013, tình hình dƣ nợ của các hộ hoạt động dịch vụ nông nghiệp tăng nhẹ 5,73% so với cùng kỳ năm trƣớc, đạt 212.122 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho dƣ nợ ngành tăng là nhờ vào tốc độ tăng trƣởng của doanh số cho vay cùng với sự ổn định của công tác thu nợ trong khoảng thời gian này. Bên cạnh đó, đây là ngành có triển vọng phát triển khá cao nên theo dự tính của ngân hàng thì dƣ nợ của hộ làm dịch vụ nông nghiệp trong 6 tháng cuối năm 2013 sẽ tăng cao do việc mở rộng cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố long xuyên (Trang 59 - 64)