Doanh số cho vay Hộ SXNN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố long xuyên (Trang 48 - 54)

4.3.1.1 Doanh số cho vay Hộ SXNN theo thời hạn

DSCV hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể là năm 2011 đạt 614.515 triệu đồng tăng 32,69% so với năm 2010. Đến năm 2012 lại tiếp tục tăng thêm 21,66% giúp cho ngân hàng nâng doanh số lên 747.617 triệu đồng. Đây là những bƣớc tăng trƣởng khá khả quan đối với cho vay hộ sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân là nhờ vào lãi suất cho vay đƣợc điều chỉnh giảm theo quy định của NHNN, thúc đẩy các hộ mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn vay để tiến hành kinh doanh cải thiện đời sống của mình. Tiếp đà tăng trƣởng đó, tình hình DSCV hộ sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 cũng có chiều hƣớng tích cực, tăng 21,94% so với cùng kì năm 2012 và đạt 440.714 triệu đồng. Theo phân loại thời hạn thì cho vay chia làm 2 loại: một là ngắn hạn, hai là trung và dài hạn. Trong đó trung và dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng DSCV, đa phần ngân hàng cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân có sự chênh lệch nhƣ vậy thì phải xét cụ thể vào ƣu và khuyết điểm của từng loại.

a. Doanh số cho vay Hộ SXNN ngắn hạn

Đây là loại hình cho vay với mức lãi suất tƣơng đối thấp, thời gian ngắn vừa phù hợp với nhu cầu sản xuất theo mùa vụ của các nông hộ, vừa giúp cho ngân hàng thu hồi vốn nhanh chóng hạn chế đƣợc rủi ro, và tăng vòng quay tín dụng. Chính vì thế doanh số cho vay ngắn hạn thƣờng chiếm tỷ trọng rất cao. Trong giai đoạn 2010 – 2012, cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Agribank Long Xuyên hầu nhƣ chỉ tăng chứ không thuyên giảm. Năm 2011 đạt 600.989 triệu đồng tăng 34,78% so với năm 2010. Năm 2012 thì tăng thêm 21,18% so với năm 2011 đạt 728.290 triệu đồng. Nguyên nhân khiến ngắn hạn luôn là lựa chọn hàng đầu của các nông hộ là do thời hạn nhƣ vậy tƣơng đối phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp, nhất là khoảng cây trồng luôn theo mùa vụ. Việc thu hồi vốn nhanh hơn và lãi suất lại thấp chính là các yếu tố thu hút hộ sản xuất nông nghiệp chọn vay ngắn hạn ở bất kỳ giai đoạn nào khi muốn an toàn kinh doanh. Trong thời gian 6 tháng đầu năm 2013, các hộ vẫn tiếp tục lựa chọn phƣơng án vay ngắn hạn để đầu tƣ cho việc kinh doanh, bằng chứng là tăng 22,04% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 422.545 triệu đồng.

38

Bảng 4.5 DSCV hộ sản xuất nông nghiệp theo thời hạn tại Agribank Long Xuyên giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2012 2013 6 tháng 2013 so với

6 tháng 2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền Số tiền Số tiền %

Ngắn hạn 445.919 600.989 728.290 155.070 34,78 127.301 21,18 346.245 422.545 76.300 22,04

Trung và dài hạn 17.210 13.526 19.327 (3.684) (21,41) 5.801 42,89 15.185 18.169 2.984 19,65

Tổng 463.129 614.515 747.617 151.386 32,69 133.102 21,66 361.430 440.714 79.284 21,94

39

b. Doanh số cho vay Hộ SXNN trung và dài hạn

Tình hình cho vay trung và dài hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng có thể chia ra làm 2 kỳ biến động. Giai đoạn 2010 – 2011, doanh số giảm đi một phần. Cụ thể là năm 2011 chỉ còn 13.526 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm đi 21,41% so với năm 2010. So với ngắn hạn thì cho vay trung và dài hạn đòi hỏi dự án của khách hàng phải thật tốt, công tác thẩm định và giám sát phải nghiêm ngặt và đúng quy trình. Đây cũng chính là một phần nguyên nhân khiến các hộ cân nhắc kĩ trƣớc khi vay thời hạn dài. Bên cạnh đó, chi phí trả lãi lại khá cao cộng với tình hình kinh tế không ổn định khiến ngƣời dân e ngại mở rộng đầu tƣ sang thời hạn dài vì sợ gặp nhiều rủi ro. Giai đoạn 2011- 2012, doanh số này lại tăng lên rất khá đạt 19.327 triệu đồng tăng 42,89% so với năm 2011. Đa phần các nông hộ sản xuất vay vốn trung và dài hạn tại Agribank Long Xuyên là để xây dựng, sửa chửa, nâng cấp ao chuồng, mở rộng quy mô sản xuất và mua sắm các thiết bị máy móc, vật tƣ nông nghiệp. Nắm bắt đƣợc nhu cầu đó của khách hàng, Agribank Long Xuyên đã điều chỉnh lãi suất cho vay theo ngân hàng cấp trên sao cho vừa phù hợp với quy định của NHNN, vừa thu hút các hộ vay thời gian dài hơn. Trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2013, khoản vay trung và dài hạn đã tăng 19,65% so với 6 tháng đầu năm 2012 với lƣợng tiền cho vay là 18.169 triệu đồng. Ngân hàng đang cố gắng duy trì doanh số cho vay trung và dài hạn, không thể để giảm xuống quá thấp vì nhƣ thế sẽ dẫn đến tình hình thừa vốn, từ đó ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng không đạt hiệu quả cao.

4.3.1.2 Doanh số cho vay Hộ SXNN theo mục đích sử dụng

Không giống nhƣ với các chi nhánh khác của Agribank An Giang ở khu vực các huyện nông thôn. Vay trồng trọt của các hộ sản xuất nông nghiệp, nông dân thuộc địa bàn thành phố Long Xuyên không chiếm tỷ trọng cao mà thay vào đó ngƣời dân phát triển ngành nuôi trồng thủy sản và dịch vụ nông nghiệp rất tốt. Nguyên nhân có thể là ở do tại địa bàn thành phố Long Xuyên với quá trình công nghiệp hóa đã khiến cho đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm đi, chủ yếu tập trung ở vùng ngoại ô. Tuy nhiên, với lợi thế khác mà thiên nhiên ƣu ái, ngƣời dân đã tận dụng sông ngòi để tiến hành nuôi trồng thủy sản.

a. Trồng trọt

Agribank Long Xuyên nằm ở trung tâm thành phố, đây là khu vực đô thị sầm uất cho nên diện tích đất canh tác không nhiều. Theo nhƣ những tƣ liệu mà ngân hàng đã cung cấp, mảng vay trồng trọt giai đoạn 2010 – 2012 vừa qua đƣợc sử dụng chính là để trồng cây ăn quả. Cụ thể là năm 2012, DSCV

40

Bảng 4.6 DSCV hộ sản xuất nông nghiệp theo mục đích sử dụng tại Agribank Long Xuyên giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2012 2013 6 tháng 2013 so với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 tháng 2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền Số tiền Số tiền %

 Trồng trọt 50 0 600 (50) (100,00) 600 - 396 324 (72) (18,18)  Chăn nuôi 16.022 19.407 17.744 3.385 21,13 (1.663) (8,57) 14.383 16.582 2.199 15,29  Nuôi trồng thủy sản 189.372 257.016 271.670 67.644 35,72 14.654 5,70 160.518 169.702 9.184 5,72  Dịch vụ nông nghiệp 257.685 338.092 457.603 80.407 31,20 119.511 35,35 186.133 254.106 67.973 36,52 Tổng 463.129 614.515 747.617 151.386 32,69 133.102 21,66 361.430 440.714 79.284 21,94

41

trồng trọt ở mức 600 triệu đồng. Tuy con số không đƣợc cao, nhƣng bù lại ngân hàng cho vay để kinh doanh các ngành khác với doanh số rất tốt. Đối với 6 tháng đầu năm 2013, cho vay trồng trọt lại giảm xuống 18,18% so với cùng kỳ năm trƣớc, chỉ cho vay ra 324 triệu đồng.

b. Chăn nuôi

Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp có ít hoặc không có ruộng đất thì ngƣời dân sẽ tranh thủ thời gian nhàn rỗi để chăn nuôi kiếm thêm thu nhập cho gia đình, vật nuôi chủ yếu thƣờng là gia súc (heo, bò) và gia cầm (gà, vịt). Do ngành chăn nuôi ở nƣớc ta đang có nhiều tiềm năng phát triển hơn, còn ngành trồng trọt đã tiến dài và đạt đến tới hạn. Cùng với những kĩ thuật lai tạo con giống tiên tiến, giúp tạo ra khả năng sinh lời cao. Từ đó nông dân thƣờng chọn chăn nuôi khi muốn cải thiện đời sống, làm giàu nhanh hơn. Ngành chăn nuôi ở địa bàn Long Xuyên khá phát triển. Điển hình là lƣợng tiền vay năm 2011 đạt 19.407 triệu đồng tăng 21,13% so với năm 2010. Đến năm 2012 tuy có giảm đi 8,57% nhƣng vẫn ở mức khá ổn là 17.744 triệu đồng. Đến năm 2013, 6 tháng đầu năm ngƣời dân đến vay vốn để chăn nuôi lại tăng cao, so với cùng kỳ năm trƣớc đạt 16.582 triệu đồng, tăng 15,29%. Nguyên nhân lúc đầu ngƣời dân chỉ nuôi với quy mô nhỏ nhƣng càng ngày số lƣợng vật nuôi càng nâng lên và trở thành ngành thu nhập thêm cho các nông hộ. Mặt khác, giá cả nguyên vật liệu đầu vào để chăn nuôi nhƣ con giống, thức ăn đang có xu hƣớng tăng cao, nên chi phí vốn bỏ ra khá nhiều, chính vì vậy nhiều nông hộ đã tìm đến ngân hàng. Ngoài ra, ngƣời dân còn vay để sửa chửa, xây dựng ao chuồng trại, mở rộng sản xuất chăn nuôi.

c. Nuôi trồng thủy sản

Đây là ngành nông nghiệp điển hình và rất phát triển ở An Giang nói chung và ở Long Xuyên nói riêng. Các loại đƣợc ngƣời dân chú trọng nhiều là cá basa, cá lóc, cá tra…Đặc biệt là cá basa, đây là giống cá đã làm ngành thủy sản ở Việt Nam nổi tiếng trên thế giới. Giống cá này đƣợc nuôi trồng để chế biến xuất khẩu cho nên rất phát triển. Thời gian gần đây ngƣời dân đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chế biến thực phẩm thủy sản cho các khu công nghiệp, một phần xuất khẩu và một phần tiêu thụ trong nƣớc nên nhu cầu về vốn là rất lớn. Bằng chứng là lƣợng hộ sản xuất nông nghiệp vay vốn ngân hàng để đầu tƣ vào lĩnh vực này là khá cao. Trong đó năm 2011 đạt 257.016 triệu đồng, tăng 35,72% so với năm 2010. Đến năm 2012 lƣợng tiền vay vẫn tiếp tục tăng thêm 5,70% đạt 271.670 triệu đồng. Mặc dù tình hình xuất khẩu thủy sản giai đoạn vừa qua gặp không ít khó khăn nhƣng các hộ vẫn kiên trì khắc phục và tìm kiếm thêm thị trƣờng tiêu thụ cho

42

sản phẩm. Ngân hàng trong thời gian qua cũng hỗ trợ một phần lãi suất đối với các hộ sản xuất nông nghiệp bị chậm khâu tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, khách hàng càng muốn tiếp tục hợp tác vay vốn của ngân hàng hơn.

Đến nửa đầu năm 2013, tình hình cho vay nuôi trồng tăng nhẹ 5,72% so với cùng kì năm trƣớc, đạt 169.702 triệu đồng. Do sự bất ổn của ngành thủy sản trƣớc đó nên ngân hàng đã rất khắc khe trong những phƣơng án cho vay, để có ngồn vốn giải quyết những khó khăn, với kinh nghiệm nuôi trồng sẵn có cùng với tinh thần học hỏi, các hộ nuôi trồng trên địa bàn đã không ngừng nâng cao tay nghề nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất để vừa tăng thu nhập trả nợ ngân hàng, vừa tạo uy tín để có thể vay tiếp. Dự tính nếu ngƣời dân làm tốt công tác phòng bệnh, không cho bệnh dịch phát triển trên diện rộng thì cho vay mảng nuôi trồng thủy sản của Agribank Long Xuyên 6 tháng cuối năm 2013 sẽ tăng lên.

d. Dịch vụ nông nghiệp

Hộ sản xuất nông nghiệp ở địa bàn Long Xuyên rất ƣu ái cho loại hình kinh doanh này. Hình thức dịch vụ kinh doanh chủ yếu mà các hộ đầu tƣ là làm đại lý phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, gia cầm, các hoạt động xay sát, thu mua chế biến lúa gạo, hoặc cho thuê mƣớn các máy nông nghiệp… Cụ thể là để có vốn họ sẵn sàng đi vay ngân hàng, giúp DSCV của ngân hàng tăng đáng kể. Năm 2011 lƣợng tiền vay mảng dịch vụ tăng tƣơng đƣơng 31,20% so với 2010 với số tiền là 338.092 triệu đồng. Năm 2012 tốc độ tăng trƣởng thêm 35,35% so với năm 2011, đạt mốc 457.603 triệu đồng. Để khuyến khích ngƣời dân mạnh dạn đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp hơn thì Agribank Long Xuyên đã tiến hành triển khai theo nghị định 41 của ngân hàng cấp trên về vay hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Trong đó, cho vay tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tƣợng là các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp và 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề, hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn mà không cần tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, đây là ngành cần chi phí đầu tƣ khá cao, nhất là các máy gặt đập, máy kéo, cày,… tốn khá nhiều tiền, nên ngƣời dân sẽ nghĩ ngay đến đi vay ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng mở rộng quy mô cho vay của mình hơn. Tuy nhiên đa phần dừng lại ở các khu vực trung tâm thành phố, các phƣờng xã mà chƣa vƣơn tới đƣợc các khu vực vùng sâu. Agribank Long Xuyên đang cố gắng phát triển mạng lƣới dịch vụ nông nghiệp trên toàn địa bàn thành phố, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh theo hƣớng tập trung, hiệu quả kinh tế cao, mang lại niềm vui cho nhà nông, cũng nhƣ trở thành ngƣời bạn đồng hành thân thiết với ngƣời dân hơn.

43

Đối với tình hình cho vay của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng 36,52% so với cùng kỳ năm trƣớc với lƣợng tiền vay là 254.106 triệu đồng. Việc phát triển dịch vụ nông thôn đã mở ra nhiều cơ hội mới để nông nghiệp - nông thôn phát triển thành các điểm giao dịch, mua bán hàng hóa lớn thay vì sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ nhƣ trƣớc. Điều đó giúp đời sống vật chất của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao mà ngân hàng cũng kinh doanh có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố long xuyên (Trang 48 - 54)