Khái quát chung về hoạt động tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố long xuyên (Trang 41 - 46)

nhƣng chƣa thể đáp ứng hết đƣợc nhu cầu cho vay khách hàng. Agribank Long Xuyên đang phấn đấu làm tăng nguồn vốn huy động, giảm vốn điều chuyển bởi vì phụ thuộc quá nhiều vào vốn điều chuyển sẽ làm chi phí tăng cao, lợi nhuận giảm sút và không chủ động đƣợc việc cho vay vốn.

4.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG HÀNG

Hoạt động tín dụng là hình thức đầu tƣ chủ yếu của ngân hàng. Khi đề cập đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, chúng ta thƣờng nghĩ đến nghiệp vụ cho vay vì đây là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản. Tuy nhiên, hoạt động này là hoạt động ẩn chứa khá nhiều rủi ro. Hiện nay, Agribank Long Xuyên thực hiện cho vay đối với mọi ngành nghề và mọi thành phần kinh tế. Nếu xét cho vay theo thành phần kinh tế thì Agribank Long Xuyên cho vay theo 3 nhóm, đó là hộ gia đình – cá nhân, DNVVN và TPKT khác là hợp tác xã, tổ hợp tác. Trong tín dụng hộ gia đình – cá nhân, thì hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. Để hiểu rõ hơn về tình hình tín dụng chung của ngân hàng và đối tƣợng cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất thì ta sẽ tiến hành phân tích khái quát về các chỉ tiêu cho vay, thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013.

۞ Hoạt động tín dụng giai đoạn 2010 - 2012

Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng nguồn vốn mà ngân hàng đã giải ngân dƣới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong thời gian nhất định. Nhìn chung, doanh số cho vay của Agirbank Long Xuyên liên tục tăng qua 3 năm 2010 – 2012. Cụ thể là năm 2011 tăng 28,70% so với năm 2010, đạt 1.093.063 triệu đồng. Đến năm 2012, tăng thêm 18,06% thành 1.290.515 triệu đồng. Nguyên nhân có sự tăng trƣởng này là do ngân hàng đang đa dạng về đầu tƣ, mở rộng các ngành nghề và đối tƣợng cho vay. Bên cạnh đó, Agribank Long Xuyên luôn xác định nông nghiệp, nông thôn và nông dân là thị trƣờng truyền thống và ƣu tiên hàng đầu. Thực tế hoạt động của ngân hàng trong những năm qua đã giải quyết đƣợc phần nào nhu cầu vốn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho bà con nông dân trong TP Long Xuyên. Chính vì thế, tỷ trọng cho vay hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao, luôn trên 50,00% trong giai đoạn 2010 – 2012.

31

Bảng 4.3 Tình hình hoạt động tín dụng chung tại Agribank Long Xuyên giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng KHKD tại Agribank Long Xuyên, giai đoạn 2010 – 2012

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DSCV 849.336 100,00 1.093.063 100,00 1.290.515 100,00 243.727 28,70 197.452 18,06  Hộ SXNN 463.129 54,53 614.515 56,22 747.617 57,93 151.386 32,69 133.102 21,66  DNVVN 147.673 17,39 253.206 23,16 403.976 31,30 105.533 71,46 150.770 59,54  Hộ KD khác, cá nhân, HTX 238.534 28,08 225.342 20,62 138.922 10,76 (13.192) (5,53) (86.420) (38,35) DSTN 673.402 100,00 952.348 100,00 1.259.564 100,00 278.946 41,42 307.216 32,26  Hộ SXNN 379.095 56,30 504.984 53,03 717.286 56,95 125.889 33,21 212.302 42,04  DNVVN 105.058 15,60 177.940 18,68 375.210 29,79 72.882 69,37 197.270 110,86  Hộ KD khác, cá nhân, HTX 189.249 28,10 269.424 28,29 167.068 13,26 80.175 42,36 (102.356) (37,99) Dƣ nợ 483.438 100,00 624.153 100,00 655.104 100,00 140.715 29,11 30.951 4,96  Hộ SXNN 264.301 54,67 373.832 59,89 404.163 61,69 109.531 41,44 30.331 8,11  DNVVN 114.089 23,60 189.355 30,34 218.121 33,30 75.266 65,97 28.766 15,19  Hộ KD khác, cá nhân, HTX 105.048 21,73 60.966 9,77 32.820 5,01 (44.082) (41,96) (28.146) (46,17) Nợ xấu 12.432 100,00 25.412 100,00 15.834 100,00 12.980 104,41 (9.578) (37,69)  Hộ SXNN 8.970 72,15 13.204 51,96 11.245 71,02 4.234 47,20 (1.959) (14,84)  DNVVN 1.012 8,14 5.600 22,04 1.968 12,43 4.588 453,36 (3.632) (64,86)  Hộ KD khác, cá nhân, HTX 2.450 19,71 6.608 26,00 2.621 16,55 4.158 169,71 (3.987) (60,34)

32

Doanh số thu nợ

Cùng với nghiệp vụ cho vay thì công tác thu nợ có vai trò hết sức quan trọng. Vì nó thể hiện khả năng phân tích, đánh giá chính xác khi thẩm định khách hàng vay của cán bộ tín dụng. Ngoài ra chỉ số này còn cho biết hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, giúp ngân hàng đảm bảo tính thanh khoản. Do doanh số cho vay Agribank Long Xuyên tăng liên tục, kéo theo doanh số thu nợ giai đoạn 2010 – 2012 cũng tăng theo. Trong đó, năm 2011 thu nợ ngân hàng đạt 952.348 triệu đồng, tăng tƣơng đƣơng 41,42% so với năm 2010. Sang năm 2012, chỉ số này tăng thêm 32,26% so với năm 2011, đạt 1.259.564 triệu đồng. Đây là nhờ vào công tác thu hồi nợ trong thời gian qua đã đạt đƣợc quan tâm tích cực của đội ngũ cán bộ công nhân viên Agribank Long Xuyên. Ngân hàng đã có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phƣơng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi nợ khi đến hạn. Mặt khác, trƣớc khi cho vay cán bộ tín dụng của ngân hàng thẩm định tƣơng đối chính xác cùng với việc ngân hàng đã hoạt động lâu năm nên luôn có một lƣợng khách hàng ổn định và uy tín giúp việc thu hồi nợ thƣờng đúng hạn.

Trong đó, doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao và cũng tăng dần qua 3 năm 2010 – 2012. Mặc dù, điều kiện tự nhiên gây bất lợi, giá cả biến động do tình hình kinh tế bị khủng hoảng đã khiến cho hoạt động sản xuất của đa số hộ nông dân gặp nhiều khó khăn nhƣng nhờ vào biện pháp kịp thời của chính quyền địa phƣơng đã giúp các hộ thu đƣợc kết quả cao trong sản xuất, tìm đƣợc thị trƣờng tiêu thụ cho nông sản với giá cả hợp lí. Từ đó, góp phần làm tăng khoản thu nợ cho ngân hàng.

Dư nợ

Giai đoạn 2010 – 2012 vừa qua, tình hình dƣ nợ của Agribank Long Xuyên có xu hƣớng tăng lên. Năm 2011, dƣ nợ là 624.153 triệu đồng, tăng 29,11% so với năm 2010. Đến năm 2012, với công tác thu nợ đạt kết quả cao cùng với một số món nợ đến hạn đã tác động đến tình hình dƣ nợ. Tuy nhiên lƣợng tiền của chỉ tiêu này không giảm mà chỉ tăng nhẹ 4,96% so với năm 2011, đạt mức 655.104 triệu đồng. Trong đó, đối tƣợng hộ sản xuất, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp luôn là thành phần giữ mức dƣ nợ cao. Cụ thể là năm 2011, dƣ nợ hộ sản xuất nông nghiệp tăng đến 41,44% so với năm 2010, và tiếp tục tăng vào năm 2012 với 8,11%. Bên cạnh các món vay cũ với số tiền dƣ nợ khá cao thì nguyên nhân cho sự gia tăng giai đoạn vừa qua là nhờ vào sự tăng trƣởng của doanh số cho vay. Ngoài ngành nghề nông nghiệp truyền thống là trồng trọt và chăn nuôi thì Agribank Long Xuyên đã mạnh dạn đầu tƣ vốn cho ngành thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. Đây là 2 ngành đang rất phát

33

triển trên địa bàn thành phố. Nhất là ngành dịch vụ, vì ít chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố tự nhiên nên việc kinh doanh các năm vừa qua của hộ có thu nhập khá, ngƣời dân muốn mở rộng đầu tƣ. Chính vì vậy, nhu cầu tín dụng tăng cao trong giai đoạn này.

Nợ xấu

Nợ xấu phản ánh rõ nét chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Tình hình nợ xấu của Agribank Long Xuyên giai đoạn vừa qua biến động không ổn định. Nhất là năm 2011, nợ xấu lên đến 25.412 triệu đồng, tăng tƣơng đƣơng 104,41% so với năm 2010, trong đó hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 51,96%. Do đầu năm 2011 tình hình dịch bệnh heo tai xanh, lỡ mồm long móng ở trâu bò tiếp tục ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất của các hộ. Ngoài ra, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng gặp rất nhiều khó khăn. Kinh tế thế giới suy thoái, thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp bởi các vụ kiện bán phá giá làm giảm lƣợng tiêu thụ, nên không có đầu ra cho số lƣợng thủy sản đã thả nuôi từ trƣớc, dẫn đến tình trạng giá bán sụt giảm, ngƣời nuôi thua lỗ, treo ao. Về phần các doanh nghiệp, quá trình kinh doanh trong năm này cũng gặp không ít khó khăn cộng thêm chi phí sản xuất cao nên không đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Sang đến năm 2012, Agribank Long Xuyên đã có những biện pháp kịp thời để xử lý nợ xấu của năm trƣớc và không để phát sinh thêm khoản nợ mới, giảm thiểu tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chính vì thế, tình hình nợ xấu giảm 37,69% so với năm 2011, còn 15.834 triệu đồng.

۞ Hoạt động tín dụng 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Doanh số cho vay

Sang đến 6 tháng đầu năm 2013, quy mô của ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng hơn khi doanh số cho vay tăng 11,48% so với cùng kỳ năm trƣớc, đạt 796.878 triệu đồng. Bên cạnh đó, cho vay hộ sản xuất nông nghiệp cũng tăng thêm 21,94%, đạt 440.714 triệu đồng. Điều này đƣợc giải thích bởi chính phủ cũng nhƣ NHNN đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho các hộ sản xuất, các doanh nghiệp nhƣ ban hành các gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Từ đó đã tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn với thủ tục vay đơn giản, thời hạn và lãi suất hợp lý, khuyến khích mở rộng mạng lƣới cho hộ nông dân tiếp cận nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh. Lãi suất cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông

34

thôn thấp hơn khoảng 1-2%/năm so với mặt bằng lãi suất chung, tạo điều kiện cho ngƣời nông dân giảm chi phí vay vốn ngân hàng.

Bảng 4.4 Tình hình hoạt động tính dụng chung tại Agribank Long Xuyên giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng KHKD tại Agribank Long Xuyên, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ của Agribank Long Xuyên trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với cùng kỳ năm trƣớc, đạt 750.165 triệu đồng, tƣơng đƣơng 8,80%. Trong đó, khoảng thu nợ của hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 54,52% và cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, với khoảng tăng tƣơng đƣơng 20,12%. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng tại chi nhánh là khá tốt, công tác thẩm định luôn đƣợc thực hiện nghiêm túc, khách quan đảm bảo nguồn vốn đƣợc sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả và mang lại nguồn thu nhập ổn

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 6 tháng 2013 so với

6 tháng 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DSCV 714.789 100,00 796.878 100,00 82.089 11,48  Hộ SXNN 361.430 50,56 440.714 55,31 79.284 21,94  DNVVN 270.465 37,84 298.147 37,41 27.682 10,23  Hộ KD khác, cá nhân, HTX 82.894 11,60 58.017 7,28 (24.877) (30,01) DSTN 689.506 100,00 750.165 100,00 60.659 8,80  Hộ SXNN 340.458 49,38 408.969 54,52 68.511 20,12  DNVVN 255.198 37,01 282.614 37,67 27.416 10,74  Hộ KD khác, cá nhân, HTX 93.850 13,61 58.582 7,81 (35.268) (37,58) Dƣ nợ 649.436 100,00 701.817 100,00 52.381 8,07  Hộ SXNN 394.804 60,79 435.908 62,11 41.104 10,41  DNVVN 204.622 31,51 233.654 33,29 29.032 14,19  Hộ KD khác, cá nhân, HTX 50.010 7,70 32.255 4,60 (17.755) (35,50) Nợ xấu 15.942 100,00 17.101 100,00 1.159 7,27  Hộ SXNN 11.372 71,33 12.525 73,24 1.153 10,14  DNVVN 1.988 12,47 2.646 15,47 658 33,10  Hộ KD khác, cá nhân, HTX 2.582 16,20 1.930 11,29 (652) (25,25)

35

định cho ngân hàng.

Dư nợ

Dƣ nợ 6 tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ 8,07% so với cùng kì năm trƣớc

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố long xuyên (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)