Đồng bộ trong ban hành các văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (Trang 76 - 77)

Những bất cập từ sự chồng chéo, không rõ ràng của các luật, văn bản dưới luật; cũng như sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình ban hành và thực thi văn bản pháp luật đã đặt ra yêu cầu về sự đồng bộ trong ban hành các văn bản pháp quy của NH trung ương nhằm tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của NH nói chung, lĩnh vực hoạt động tín dụng nói riêng. Để làm được điều đó:

- Các cơ quan lập pháp cần chuyên môn hóa trong ban hành các luật, các văn bản dưới luật theo khung pháp lý và phù hợp với luật pháp quốc tế trong quá trình hội nhập. Theo đó, các cơ quan lập pháp cần nghiên cứu thấu đáo các vấn đề trên cơ

sở tham khảo ý kiến từ những đơn vị có liên quan, đồng thời cần phải có các chuyên gia làm luật đã trải qua kinh nghiệm thực tế để có những cơ sở phù hợp với thực tiễn.

- Cần có sự nhất quán giữa các Bộ, ngành, địa phương trong giải quyết một vấn đề pháp lý.

- Cần có sự thống nhất các quy định trong các Nghị định, các Thông tư hướng dẫn liên quan đến công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo, …trong đó, cần điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho các NH quyền trong việc xử lý TSĐB khi xảy ra RRTD, giúp quá trình xử lý TSĐB nhanh chóng, thuận lợi, giảm bớt chi phí về nhân lực, thời gian nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Việc xử lý TSĐB dễ dàng sẽ làm giảm bớt chi phí trích lập dự phòng rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh NH.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (Trang 76 - 77)