Hoàn thiện các biện pháp phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (Trang 71 - 72)

Hoàn thiện biện pháp phân loại nợ:

NH cần nhanh chóng xây dựng và thực hiện chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm có thêm cơ sở để phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng RRTD kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng.

Việc xếp hạng tín dụng KH nên được thực hiện trên cơ sở kết hợp các tiêu chí định tính và định lượng thông qua việc phân tích, đánh giá và cho điểm đối với từng tiêu chí chấm điểm. Và cũng tùy theo từng đối tượng KH mà NH xây dựng nên các tiêu chí để đánh giá xếp hạng cho thích hợp. Cụ thể như:

- Đối với KH doanh nghiệp: NH cần xây dựng bộ tiêu chí chấm điểm kết hợp các tiêu chí đánh giá về tài chính như: khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động, khả năng tự tài trợ, khả năng sinh lời; và các tiêu chí phi tài chính như: khả năng trả nợ của KH, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với NH, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, đến hoạt động của KH.

- Đối với KH cá nhân:NH xây dựng bộ tiêu chí chấm điểm dựa trên các tiêu chí xếp hạng như: tiêu chí về nhân thân, khả năng trả nợ, quan hệ với NH, phương án kinh doanh, phương án đầu tư.

Để thực hiện tốt việc xếp hạng tín dụng, NH cần xây dựng phần mềm xếp hạng tín dụng nội bộ với cơ sở dữ liệu KH tập trung, thống nhất toàn hệ thống nhằm

thuận lợi và chính xác trong công tác thu thập thông tin, chấm điểm xếp hạng tín dụng KH. Từ đó, sẽ góp phần tích cực vào việc đánh giá phân loại nhóm nợ một cách hợp lý nhất và đảm bảo tính chất phòng ngừa rủi ro.

Thực hiện nghiêm túc trích lập quỹ dự phòng rủi ro:

Việc trích lập dự phòng rủi ro nhằm tạo nguồn quan trọng cho việc xử lý các khoản nợ không thu hồi được nhằm làm lành mạnh hóa tài chính NH. Do đó NH cần nghiêm túc thực hiện trích lập dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động NH tuân thủ quyết định 493/2004/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 sửa đổi, bổ sung quyết định số 493/2004-QĐ-NHNN của NHNN.

Theo đó, NH thực hiện trích dự phòng chung và dự phòng cụ thể như sau:

- Đối với dự phòng chung: được trích 0,75% trên tổng dư nợ cho vay từ nhóm 1 đến nhóm 4.

- Đối với dự phòng cụ thể:được trích hàng quý, theo công thức như sau: R = max {0, (A – C)} x r

Trong đó:

R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Giá trị các khoản nợ

C: Giá trị của tài sản đảm bảo(xem phụ lục 2)

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

3.4 Các giải pháp bổ trợ ngăn ngừa rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (Trang 71 - 72)