Cân đối các nguồn vốn (vay – cho vay):

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (Trang 61 - 62)

Cân đối được nguồn vốn vay – cho vay sẽ hạn chế được tình trạng:

- Thừa vốn: NH không tiếp cận được với KH, hay không lựa chọn được nhiều KH để cho vay, hay do NH tăng vốn quá nhanh trong khi chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả. Hoặc:

- Thiếu vốn: không đủ vốn đáp ứng nhu cầu vay của KH, bỏ lỡ cơ hội đầu tư kiếm lời đối với những KH có nhu cầu vay vốn có phương án khả thi, có hiệu quả.

Như vậy, nếu như công tác cân đối nguồn vốn được thực hiện tốt thì NH không những đảm bảo được khả năng thanh khoản mà còn góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho NH. Để đạt được điều đó, NH nên:

Xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công tác điều hòa vốn trong toàn hệ thống NHĐT:

Dựa trên cơ sở tình hình kinh tế vĩ mô; mục tiêu tăng trưởng và chiến lược phát triển của NH; những thuận lợi và khó khăn mà NH sẽ gặp phải trong thời gian tới, NH nên xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công tác điều hòa vốn trong toàn hệ thống nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nhanh; đảm bảo cho nguồn vốn được cân đối ở các chi nhánh, phòng giao dịch; không để xảy ra tình trạng nguồn vốn bị ứ đọng, dư thừa ở chi nhánh, phòng giao dịch này nhưng lại thiếu ở các chi nhánh, phòng giao dịch khác.

Có chiến lược quản trị thanh khoản thích hợp và kịp thời:

+ Khi thừa thanh khoản: cho vay trên thị trường tiền tệ, gửi tiền tại các TCTD khác.

+ Khi thiếu thanh khoản: vay qua đêm trên thị trường tiền tệ, vay tái chiết khấu tại NHNN.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)