ngân hàng về quản trị rủi ro:
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009 bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn trên thị trường bất động sản ở Mỹ cuối năm 2007, đã để lại hậu quả nặng nề cho toàn bộ nền kinh tế thế giới. Việc đánh giá, nhìn nhận lại cuộc khủng hoảng và rút ra bài học kinh nghiệm là đặc biệt cần thiết. Cụ thể:
Bài học đối với Chính phủ và ngân hàng trung ương: sự phát triển quá
mức của các loại chứng khoán phái sinh trên thị trường làm gia tăng rủi ro cho các tổ chức một phần cũng là do sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan có liên quan. Do vậy, đã tạo lỗ hổng cho các NH và các công ty tài chính tự do hoạt động. Bài học cho Chính phủ và NH trung ương là: thực hiện giám sát, theo dõi chặt chẽ hơn hoạt động của các TCTD, các công cụ tài chính trên thị trường, yêu cầu các công ty, NH giải trình các khoản đầu tư không hiệu quả, kiểm soát sự phát triển quá mức của bất kỳ loại chứng khoán phái sinh nào; sử dụng linh hoạt các chính sách tiền tệ để điều tiết thị trường như cắt giảm lãi suất, sử dụng các gói cứu trợ để bình ổn thị trường khi gặp các biến động lớn; thực hiện minh bạch hóa thị trường tài chính nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho các bên liên quan.
Bài học đối với hệ thống ngân hàng: có thể thấy sự sụp đổ của những NH ở
Mỹ và Châu Âu vừa qua do nguyên nhân chính từ việc quản trị rủi ro yếu kém của các NH và việc chạy theo những khoảng siêu lợi nhuận của thị trường nhà đất. Do vậy, bài học rút ra đối với hệ thống NH từ cuộc khủng hoảng đó là: tăng cường các hoạt động quản trị rủi ro trong NH gồm: xây dựng khung chính sách nhằm đánh giá, đo lường và phòng chống rủi ro, trao quyền cho hoạt động quản trị rủi ro, quản trị rủi ro từ trên xuống dưới, duy trì sự cân bằng giữa tập trung và phân quyền quản lý rủi ro phù hợp với sự biến đổi của môi trường tài chính; thay đổi hình thức lương thưởng đối với nhân viên không chỉ dựa trên số lượng mà còn dựa vào chất lượng tín dụng của các hợp đồng cho vay.