Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007 – 2009:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (Trang 34 - 38)

Tổng tài sản:

Tổng tài sản đến cuối năm 2009 đạt 8,516 tỷ đồng, tăng 185% so với năm 2008; tăng 7.5 lần so với năm 2007.

Bảng 2.1: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007 – 2009: Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 % tăng/giảm 2009 so với 2008 Số lần tăng/ giảm 2009 so với 2007 Tổng tài sản 1,129 2,990 8,516 185% 7.54 Vốn điều lệ 504 1,000 1,500 198% 2.97 Vốn huy động 547 2,376 6,863 189% 12.54 - TCKT và dân cư 311 2,016 4,634 130% 14.90 - TCTD 182 321 2,186 581% 12.01 - Vốn tài trợ, ủy thác 54 39 43 10% (0.2)

Dư nợ cho vay 831 1,624 5,214 221% 6.27

Lợi nhuận trước thuế 20 23 62 170% 3.10

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NHĐT năm 2007, năm 2008, năm 2009)

Vốn điều lệ:

Đến cuối năm 2009, vốn điều lệ đạt 1,500 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2008 và tăng gần 3 lần so với năm 2007. Việc tăng vốn điều lệ sẽ tạo điều kiện cho NH nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, mở rộng mạng lưới và đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn theo quy định về hoạt động NH.

Hoạt động huy động vốn:

Hoạt động huy động vốn đóng vai trò then chốt và quan trọng trong hoạt động kinh doanh NH. Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư còn rất tiềm năng, tuy nhiên hoạt động huy động vốn hiện nay là một thách thức lớn đối với NHĐT bởi sự cạnh tranh quyết liệt giữa các NHTM thông qua cạnh tranh về lãi suất, các dịch vụ chăm sóc KH, các chương trình khuyến mãi có giá trị lớn. Đồng thời, còn có các kênh huy động vốn cạnh tranh với hệ thống NHTM như các công ty tài chính, bưu điện,… và

có nhiều kênh đầu tư chi phối sự lựa chọn của KH như thị trường vàng, bất động sản, thị trường chứng khoán, …

Cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động và tăng cường quảng bá thương hiệu, NHĐT liên tục có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn huy động. Đến cuối năm 2009, tổng nguồn huy động vốn đạt 6,863 tỷ đồng, tăng 189% so với năm 2008 và tăng gấp 12.5 lần so với năm 2007.

Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư:

Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đến 31/12/2009 đạt 4,634 tỷ đồng, tăng 2,618 tỷ đồng, tốc độ tăng là 130% so với năm 2008; tăng 14,9 lần so với năm 2007. Tuy nhiên, nếu xét về số tuyệt đối thì NH huy động vốn từ nguồn này còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay. NH phải huy động tiền gửi từ các TCTD và vay các TCTD để cho vay. Do vậy, trong thời gian tới, NH cần phải có sự chủ động hơn nữa trong huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư; đồng thời cần có sự cân đối trong nguồn vốn vay – cho vay để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu cho vay của NH với chi phí vay thấp nhất; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH.

Tiền gửi và vay các TCTD khác:

Tiền gửi và vay các TCTD khác cũng góp phần đáng kể vào tổng nguồn vốn huy động của NHĐT. Số dư đến 31/12/2009 là 2,186 tỷ đồng, tăng 1,865 tỷ đồng, tốc độ tăng 581% so với năm 2008 và tăng gấp 12 lần so với năm 2007.

Vốn tài trợ, ủy thác:

Năm 2009, NHĐT đã thu hút được 43 tỷ đồng vốn ủy thác, bao gồm vốn nhận từ Sở Giao dịch III NH đầu tư và phát triển Việt Nam theo hợp đồng vay phụ RDF I, RDF II, MLF ký giữa NHĐT và NH đầu tư và phát triển Việt Nam là hợp đồng vay ngắn hạn, trung hạn chịu lãi suất biến động được điều chỉnh hàng quý hoặc tháng. Khoản vay là một hoạt động trong khuôn khổ chương trình tín dụng nông thôn do Hiệp hội phát triển quốc tế tài trợ. Nguồn vốn này được giải ngân theo các tiêu chí do tổ chức trên đề ra.

Đến 31/12/2009 dư nợ cho vay đạt 5,214 tỷ đồng, tăng 3,590 tỷ đồng, tốc độ tăng là 221% so với năm 2008; nếu so với năm 2007 thì dư nợ cho vay năm 2009 tăng gấp 6,2 lần.

Nguyên nhân tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2009:

- Nguyên nhân là do xuất phát điểm năm 2007 NH còn hoạt động ở thị trường nông thôn nên dư nợ cho vay còn thấp. Sau khi mở rộng địa bàn hoạt động, dư nợ của NH đã bắt đầu tăng và năm sau tăng cao hơn năm trước. Đồng thời, trong năm 2009, NHĐT đã tăng vốn điều lệ từ 1,000 tỷ đồng lên 1,500 tỷ đồng, và đang tiếp tục hoàn tất thủ tục để tăng vốn lên 2,000 tỷ đồng. Do đó, NH cần tăng trưởng dư nợ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Long An trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh (nơi NHĐT đặt trụ sở chính), NH đã chú trọng dành nguồn vốn 1,424 tỷ đồng để đầu tư cho vay trên địa bàn tỉnh Long An, chiếm tỷ trọng 27% tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống. Dư nợ này chủ yếu tập trung cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Mặt khác, thực hiện chủ trương của Chính phủ trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn, NH đã đầu tư cho vay 8% tổng dư nợ.

Kết quả kinh doanh:

Lợi nhuận trước thuế tính đến 31/12/2009 đạt 62 tỷ đồng, tăng 39 tỷ đồng, tốc độ tăng 170% so với năm 2008, cao gấp 3 lần so với năm 2007. Tuy nhiên, nếu xét về số tuyệt đối thì lợi nhuận mà NH đạt được không cao. Nguyên nhân là do:

- Nguồn thu tạo ra lợi nhuận của NHĐT hiện nay chủ yếu từ hoạt động tín dụng, trong khi đó mặt bằng lãi suất huy động ngày càng tăng cao, chênh lệch giữa lãi suất huy động – cho vay bị thu hẹp.

- Sản phẩm dịch vụ NHĐT chưa đa dạng, phát triển nên lợi nhuận từ nguồn này rất thấp.

- Tốc độ phát triển mạng lưới cao, trong năm 2009 đã thực hiện tăng 44 điểm giao dịch so với năm 2008 đã làm chi phí sử dụng lao động, công cụ lao động, tài sản, thiết bị, …tăng cao. Từ đó, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh NH.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (Trang 34 - 38)