Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (Trang 33)

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Rạch Kiến – NH cổ phần đầu tiên của tỉnh Long An. NHTMCP nông thôn Rạch Kiến được thành lập và đăng ký hoạt động tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1989, sau đó được NHNN Việt Nam cấp phép hoạt động lại vào năm 1993 dưới hình thức NHTMCP nông thôn với thời gian hoạt động là 20 năm theo giấy phép đầu tư số 0047/NH – GP do NHNN cấp ngày 29 tháng 12 năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 380 triệu đồng.

Mục tiêu ban đầu của NH là đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hộ nông dân ở địa phương để phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt…nhằm góp phần phát triển kinh tế địa phương. Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước, với đường lối chính sách kinh doanh đúng đắn, NH đã gặt hái được những thành tựu nhất định. Trong quá trình hoạt động, NH còn mở rộng phục vụ cho tất cả các thành phần kinh tế ở địa phương, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của KH nói riêng và của nền kinh tế trên địa bàn Tỉnh Long An nói chung.

Theo quyết định số 1931/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 8 năm 2007, NH đã được NHNN chấp thuận cho phép chuyển đổi từ NHTMCP nông thôn thành NHTMCP đô thị. Theo đó, NH được phép thực hiện các hoạt động NH bao gồm: hoạt động huy động vốn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển; hoạt động vay vốn các TCTD khác; hoạt động cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; hoạt động chiết khấu thương phiếu; hoạt động thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ NH khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép; và hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng, bạc.

Theo quyết định số 2136/QĐ - NHNN ngày 17 tháng 9 năm 2007 ban hành bởi NHNN Việt Nam, NH được phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Tín.

- Vốn điều lệ:

Đến ngày 31/12/2009 vốn điều lệ của NHTMCP Đại Tín là 1,500 tỷ đồng.

- Nguồn nhân lực:

Tính đến 31/12/2009 tổng số nhân viên của NHĐT là 739 người, trong đó lao động nam chiếm 37,62%, nữ chiếm 62,38%. Cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm 66%, cao đẳng và trung cấp chiếm 22%, lao động phổ thông chiếm 12%.

- Công nghệ và thiết bị:

NH đã triển khai thành công dự án Core Banking và xây dựng hoàn chỉnh DataCenter đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, triển khai online toàn hệ thống, tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại, đảm bảo tính an toàn, liên tục trong hoạt động NH.

- Mạng lưới hoạt động:

Đến 31/12/2009, NHĐT gồm 61 điểm giao dịch trên toàn quốc gồm 1 hội sở, 8 chi nhánh và 52 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức:(xem phụ lục 1)

2.1.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007 – 2009:Tổng tài sản: Tổng tài sản:

Tổng tài sản đến cuối năm 2009 đạt 8,516 tỷ đồng, tăng 185% so với năm 2008; tăng 7.5 lần so với năm 2007.

Bảng 2.1: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007 – 2009: Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 % tăng/giảm 2009 so với 2008 Số lần tăng/ giảm 2009 so với 2007 Tổng tài sản 1,129 2,990 8,516 185% 7.54 Vốn điều lệ 504 1,000 1,500 198% 2.97 Vốn huy động 547 2,376 6,863 189% 12.54 - TCKT và dân cư 311 2,016 4,634 130% 14.90 - TCTD 182 321 2,186 581% 12.01 - Vốn tài trợ, ủy thác 54 39 43 10% (0.2)

Dư nợ cho vay 831 1,624 5,214 221% 6.27

Lợi nhuận trước thuế 20 23 62 170% 3.10

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NHĐT năm 2007, năm 2008, năm 2009)

Vốn điều lệ:

Đến cuối năm 2009, vốn điều lệ đạt 1,500 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2008 và tăng gần 3 lần so với năm 2007. Việc tăng vốn điều lệ sẽ tạo điều kiện cho NH nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, mở rộng mạng lưới và đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn theo quy định về hoạt động NH.

Hoạt động huy động vốn:

Hoạt động huy động vốn đóng vai trò then chốt và quan trọng trong hoạt động kinh doanh NH. Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư còn rất tiềm năng, tuy nhiên hoạt động huy động vốn hiện nay là một thách thức lớn đối với NHĐT bởi sự cạnh tranh quyết liệt giữa các NHTM thông qua cạnh tranh về lãi suất, các dịch vụ chăm sóc KH, các chương trình khuyến mãi có giá trị lớn. Đồng thời, còn có các kênh huy động vốn cạnh tranh với hệ thống NHTM như các công ty tài chính, bưu điện,… và

có nhiều kênh đầu tư chi phối sự lựa chọn của KH như thị trường vàng, bất động sản, thị trường chứng khoán, …

Cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động và tăng cường quảng bá thương hiệu, NHĐT liên tục có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn huy động. Đến cuối năm 2009, tổng nguồn huy động vốn đạt 6,863 tỷ đồng, tăng 189% so với năm 2008 và tăng gấp 12.5 lần so với năm 2007.

Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư:

Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đến 31/12/2009 đạt 4,634 tỷ đồng, tăng 2,618 tỷ đồng, tốc độ tăng là 130% so với năm 2008; tăng 14,9 lần so với năm 2007. Tuy nhiên, nếu xét về số tuyệt đối thì NH huy động vốn từ nguồn này còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay. NH phải huy động tiền gửi từ các TCTD và vay các TCTD để cho vay. Do vậy, trong thời gian tới, NH cần phải có sự chủ động hơn nữa trong huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư; đồng thời cần có sự cân đối trong nguồn vốn vay – cho vay để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu cho vay của NH với chi phí vay thấp nhất; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH.

Tiền gửi và vay các TCTD khác:

Tiền gửi và vay các TCTD khác cũng góp phần đáng kể vào tổng nguồn vốn huy động của NHĐT. Số dư đến 31/12/2009 là 2,186 tỷ đồng, tăng 1,865 tỷ đồng, tốc độ tăng 581% so với năm 2008 và tăng gấp 12 lần so với năm 2007.

Vốn tài trợ, ủy thác:

Năm 2009, NHĐT đã thu hút được 43 tỷ đồng vốn ủy thác, bao gồm vốn nhận từ Sở Giao dịch III NH đầu tư và phát triển Việt Nam theo hợp đồng vay phụ RDF I, RDF II, MLF ký giữa NHĐT và NH đầu tư và phát triển Việt Nam là hợp đồng vay ngắn hạn, trung hạn chịu lãi suất biến động được điều chỉnh hàng quý hoặc tháng. Khoản vay là một hoạt động trong khuôn khổ chương trình tín dụng nông thôn do Hiệp hội phát triển quốc tế tài trợ. Nguồn vốn này được giải ngân theo các tiêu chí do tổ chức trên đề ra.

Đến 31/12/2009 dư nợ cho vay đạt 5,214 tỷ đồng, tăng 3,590 tỷ đồng, tốc độ tăng là 221% so với năm 2008; nếu so với năm 2007 thì dư nợ cho vay năm 2009 tăng gấp 6,2 lần.

Nguyên nhân tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2009:

- Nguyên nhân là do xuất phát điểm năm 2007 NH còn hoạt động ở thị trường nông thôn nên dư nợ cho vay còn thấp. Sau khi mở rộng địa bàn hoạt động, dư nợ của NH đã bắt đầu tăng và năm sau tăng cao hơn năm trước. Đồng thời, trong năm 2009, NHĐT đã tăng vốn điều lệ từ 1,000 tỷ đồng lên 1,500 tỷ đồng, và đang tiếp tục hoàn tất thủ tục để tăng vốn lên 2,000 tỷ đồng. Do đó, NH cần tăng trưởng dư nợ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Long An trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh (nơi NHĐT đặt trụ sở chính), NH đã chú trọng dành nguồn vốn 1,424 tỷ đồng để đầu tư cho vay trên địa bàn tỉnh Long An, chiếm tỷ trọng 27% tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống. Dư nợ này chủ yếu tập trung cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Mặt khác, thực hiện chủ trương của Chính phủ trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn, NH đã đầu tư cho vay 8% tổng dư nợ.

Kết quả kinh doanh:

Lợi nhuận trước thuế tính đến 31/12/2009 đạt 62 tỷ đồng, tăng 39 tỷ đồng, tốc độ tăng 170% so với năm 2008, cao gấp 3 lần so với năm 2007. Tuy nhiên, nếu xét về số tuyệt đối thì lợi nhuận mà NH đạt được không cao. Nguyên nhân là do:

- Nguồn thu tạo ra lợi nhuận của NHĐT hiện nay chủ yếu từ hoạt động tín dụng, trong khi đó mặt bằng lãi suất huy động ngày càng tăng cao, chênh lệch giữa lãi suất huy động – cho vay bị thu hẹp.

- Sản phẩm dịch vụ NHĐT chưa đa dạng, phát triển nên lợi nhuận từ nguồn này rất thấp.

- Tốc độ phát triển mạng lưới cao, trong năm 2009 đã thực hiện tăng 44 điểm giao dịch so với năm 2008 đã làm chi phí sử dụng lao động, công cụ lao động, tài sản, thiết bị, …tăng cao. Từ đó, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh NH.

2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tíngiai đoạn 2007 – 2009: giai đoạn 2007 – 2009:

2.2.1 Phân tích cơ cấu tín dụng:Cơ cấu dư nợ theo thời gian: Cơ cấu dư nợ theo thời gian: Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ theo thời gian

Đơn vị tính: tỷ đồng Khoản mục 2007 2008 2009 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Ngắn hạn 507 61% 1,262 78% 4,078 78% Trung, dài hạn 324 39% 362 22% 1,136 22% Tổng 831 100% 1,624 100% 5,214 100%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng của NHĐT năm 2007, 2008, 2009)

Biểu đồ 2.1: Dư nợ theo thời gian

Giai đoạn 2007 – 2009: Dư nợ cho vay ngắn hạn của NHĐT chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của NH. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đã tăng dần từ 61% năm 2007 lên 78% trong năm 2008 và 2009; trong khi đó, tỷ trọng dư nợ trung và dài

- 1 , 0 0 0 2 , 0 0 0 3 , 0 0 0 4 , 0 0 0 5 , 0 0 0 6 , 0 0 0 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 Dư n ợ tr u n g , d à i h ạ n Dư n ợ n g ắ n h ạ n

hạn trên tổng dư nợ lại giảm dần từ 39% xuống còn 22%. Điều này cho thấy NH đã quan tâm đến vấn đề RRTD bởi vì cho vay trung và dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho vay ngắn hạn; cho nên trong thời gian qua NHĐT đã điều chỉnh lại cơ cấu cho vay của mình.

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế:

Đơn vị tính: tỷ đồng Khoản mục 2007 2008 2009 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 173 21% 552 34% 1,385 27%

Hợp tác xã và tổ

hợp tác - - - - 32 1%

Hộ gia đình và cá

nhân 658 79% 1,072 66% 3,797 73%

Tổng 831 100% 1,624 100% 5,214 100%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng của NHĐT năm 2007, 2008, 2009)

Biểu đồ 2.2: Dư nợ theo thành phần kinh tế:

Từ bảng số liệu trên cho thấy, dư nợ cho vay Hộ gia đình và cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ cho vay doanh nghiệp, điều này được giải thích là do NH

0 173 0 32 552 1,385 658 1,072 3,797 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 2007 2008 2009 Hợ p tác x ã và tổ hợ p tác Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Hộ gia đình và c á nhân

mới mở rộng đầu tư tín dụng sang thị phần KH là các DNNVV trong thời gian gần đây nên tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV vẫn chưa cao so với dư nợ cho vay Hộ gia đình và cá nhân.

Cơ cấu dư nợ theo loại tiền: Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền:

Đơn vị tính: tỷ đồng Khoản mục 2007 2008 2009 Số Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng VND 831 100% 1,624 100% 5,212.5 99.97% Ngoại tệ (quy VND) - - 1.5 0.03% Tổng dư nợ 831 100% 1,624 100% 5,214 100%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng của NHĐT năm 2007, 2008, 2009)

Trước đây, khi còn hoạt động với mô hình NHTMCP nông thôn, kinh doanh ở thị trường nông thôn nên trong hoạt động cho vay không phát sinh cho vay ngoại tệ. Sau 2 năm chuyển đổi mô hình và mở rộng địa bàn hoạt động ra các khu đô thị, thành phố lớn đã phát sinh cho vay ngoại tệ (USD). Tuy nhiên, dư nợ cho vay ngoại tệ (quy ra VND) còn chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 0.03% trên tổng dư nợ. Cho vay VND vẫn đóng vai trò chủ yếu với tỷ trọng 99.97% tổng dư nợ.

Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế:

Qua bảng số liệu cho thấy, NH đã có sự thay đổi trong cơ cấu đầu tư tín dụng theo ngành kinh tế, tỷ trọng đầu tư vốn giữa các ngành có sự cân đối hơn so với trước đây. Cụ thể:

Năm 2007, NHĐT chủ yếu cho vay phục vụ ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và thương nghiệp với tỷ trọng lần lượt là 76% và 18%.

Sang năm 2008, NH đã thay đổi cơ cấu đầu tư thông qua điều chỉnh giảm tỷ trọng cho vay ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; điều chỉnh tăng đầu tư cho ngành thương nghiệp, bất động sản, xây dựng, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng.

Đến năm 2009, tỷ trọng đầu tư giữa các ngành được cơ cấu cân đối hơn, thể hiện sự đa dạng hóa danh mục đầu tư. Với đối tượng KH mà NHĐT hướng đến là

các cá nhân và DNNVV nên trong năm 2009 NHĐT đã tăng tỷ trọng đầu tư lĩnh vực phục vụ cá nhân và cộng đồng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trên tổng dư nợ của NH. Dư nợ cho vay lĩnh vực này từ 142 tỷ đồng năm 2008 đã tăng lên trong năm 2009 là 2,601 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50% trên tổng dư nợ của NH.

Đối với cho vay bất động sản, năm 2009, về số tuyệt đối thì dư nợ ngành này không giảm nhiều nhưng xét về tỷ trọng thì cho vay bất động sản trên tổng dư nợ cho vay đã được điều chỉnh giảm từ 25% năm 2008 xuống còn 8% năm 2009.

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế:

Đơn vị tính: tỷ đồng

Dư nợ theo ngành kinh tế 2007 2008 2009

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Ngành nông, lâm nghiệp và thủy

sản 629 76% 328 20% 412 8%

Ngành công nghiệp 13 2% 7 0% 296 6%

Ngành xây dựng 6 1% 278 17% 764 15%

Ngành thương nghiệp 152 18% 460 28% 739 14%

Các hoạt động liên quan kinh

doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 0 0% 409 25% 402 8%

Hoạt động phục vụ cá nhân và

cộng đồng 31 4% 142 9% 2,601 50%

Tổng 831 100% 1,624 100% 5,214

100 %

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ dư nợ theo ngành kinh tế:

Cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo: Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo:

Đơn vị tính: tỷ đồng

Khoản mục 2007 2008 2009

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Có TSBĐ 831 100% 1,624 100% 5,214 100%

Không có TSBĐ - 0% - 0% - 0%

Tổng 831 1 1,624 100% 5,214 100%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng của NHĐT năm 2007, 2008, 2009)

NHĐT chỉ cho vay các đối tượng KH có TSĐB nợ vay nhằm hạn chế rủi ro cho NH khi nguồn thu nợ từ phương án/dự án của KH không còn.

Nhìn chung, cơ cấu danh mục cho vay của NHĐT đã được cải thiện theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, thành phần kinh tế, đối tượng cho vay. Danh mục cho vay đã dần thể hiện được mục tiêu cũng như đối tượng KH mà NHĐT muốn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)