Để đánh giá hiệu quả chẩn đoán của một phương pháp huyết thanh học thì các giá trị độ nhạy và độ đặc hiệu phải được thực trên gia súc gây nhiễm và không gây nhiễm với mầm bệnh. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, số lượng gia súc thí nghiệm không nhiều (05 con trâu gây nhiễm tiên mao trùng và 03 con trâu không gây nhiễm), vì vậy có thể gây sai số khi tính các giá trị nàỵ Để chính xác hơn trong việc xác định độ nhạy và đặc hiệu của phản ứng CATT để xác định bệnh tiên mao trùng trên trâu ở Việt Nam, chúng tôi xử dụng 52 mẫu huyết thanh trâu thí nghiệm, trong đó có: 18 mẫu dương tính với tiên mao trùng đã được kiểm tra bằng phương pháp tiêm truyền chuột và phản ứng CATT với kháng nguyên hòa tan của tiên mao trùng, 34 mẫu huyết thanh trâu âm tính với tiên mao trùng được điều trị Berenil và kiểm tra huyết thanh âm tính với tiên mao trùng trong 1 tháng. Kết quả phản ứng CATT được thể hiên trong bảng 4.3.
Bảng 4.3: Kết quả phản ứng CATT để xác định độ nhạy và độđặc hiệu
Kết quả
Các mẫu huyết thanh trâu gây
nhiễm TMT
Các mẫu huyết thanh trâu không
gây nhiễm TMT
Tổng số
Xét nghiệm (+) 17 3 20
Xét nghiệm (-) 1 31 32
Tổng số 18 34 52
Từ 18 mẫu máu trâu dương tính với tiên mao trùng có 17 mẫu dương tính với phản ứng CATT khi sử dụng kháng nguyên tái tổ hợp RoTAT1.2, điều đáng chú ý là 05 mẫu máu trâu gây nhiễm với tiên mao trùng phân lập được từ Lạng Sơn đều có kết quả dương tính. Tương tự như vậy, trong 31/34 mẫu máu trâu âm tính với tiên mao trùng và phản ứng CATT cũng bao gồm 03 mẫu máu trâu không gây nhiễm tiên mao trùng. Kết quả trên cho phép phát hiện độ nhạy của phản ứng (Se) là 94,44 %, độ đặc hiệu của phản ứng (Sp) là 91,18%.
Công thức tính độ nhạy, độ đặc hiệu:
Độ nhạy của phản ứng (Se) = (17/18) × 100 = 94,44% Độ đặc hiệu của phản ứng (Sp) = (31/34) × 100 = 91,18%