Kết quả thử nghiệm Kit chế tạo từ kháng nguyên tái tổ hợp RoTAT1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện chế tạo và bảo quản Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở trâu, bò. (Trang 50)

1.2 theo nguyên lý CATT chẩn đoán bệnh tiên mao trùng

Kit dạng CATT được sử dụng để thử nghiệm đánh giá trên 550 mẫu máu trâu thu thập từ các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Lai Châu, trong đó có 66 mẫu dương tính, 484 mẫu âm tính với bệnh tiên mao trùng được xác định bằng phương pháp tiêm truyền chuột bạch.

Hình 4.4: Phương pháp tiêm truyn chut bch

Hình 4.5: Tiên mao trùng trong máu chut sau 3 ngày gây nhim

Kết quả chẩn đoán Kit dạng CATT được so sánh với kết quả chẩn đoán bằng các phản ứng PCR và phản ứng ELISẠ Số liệu của các phương pháp được trình bày trong bảng 4.6.

Bng 4.6. Kết qu xác định độ nhy, độđặc hiu ca Kit dng CATT da vào mu máu trâu thu thp trên thc địa

Phương pháp chẩn đoán Độ nhạy (%) Giá trị dự báo dương tính (%) Độ đặc hiệu (%) Giá trị dự báo âm tính (%) KIT CATT 65/66 (98,48) 84,42 472/484 (97,52) 99,79 Phản ứng ELISA 65/66 (98,48) 82,50 470/484 (97,11) 99,79 Phản ứng PCR 66/66 (100) 80,49 468/484 (96,69) 100

Kết quả trong bảng trên cho thấy, bằng Kit dạng CATT đã phát hiện được 65/66 trâu dương tính, 12/484 trâu âm tính với tiên mao trùng cho kết quả dương tính giả. Trong khi đó, phương pháp PCR cho kết quả là 66/66 trâu dương tính, 16/484 trâu âm tính với tiên mao trùng cho kết quả dương tính giả; phương pháp ELISA cho kết quả là 65/66 trâu dương tính, 14/484 trâu âm tính với tiên mao trùng cho kết quả dương tính giả. Bên cạnh đó, với kết quả thu được của các giá trị dự báo dương tính và âm tính cho thấy: khả năng để dự đoán một cá thể trâu nào đó thực sự mắc bệnh tiên mao trùng khi kết quả xét nghiệm dương tính bằng CATT là 84,42%, phản ứng ELISA là 82,5%, phản ứng PCR là 80,49%; khả năng để dự đoán một cá thể trâu nào đó thật sự không mắc bệnh tiên mao trùng khi kết quả xét nghiệm âm tính bằng phản ứng CATT là 99,79%, phản ứng ELISA là 99,79%, phản ứng PCR là 100%.

Như vậy, xác xuất chẩn đoán chính xác mẫu huyết thanh dương tính bằng phản ứng CATT là cao hơn so với phản ứng ELISA và phản ứng PCR, điều này có thể lý giải rằng, ở các cá thể trâu mới có tiên mao trùng, khi mật độ ký sinh trùng ở mức độ thấp dẫn tới kết quả phản ứng PCR dương tính nhưng tiêm truyền chuột bạch cho kết quả âm tính. Bên cạnh ở một số cá thể trâu đã được điều trị khỏi bệnh, ký sinh trùng không còn hiện diện trong máu trâu nhưng IgG vẫn còn một lượng nhỏ trong máu trâu, lượng IgG này không đủ để phát hiện bởi phản ứng CATT nhưng được phát hiện bởi phản ứng ELISẠ Cũng trong bảng 4.6 cho thấy, xác suất chẩn đoán chính xác mẫu âm tính bằng phản ứng PCR là cao hơn phản ứng CATT và phản ứng ELISA, kết quả này hoàn toàn logic và phù hợp với nghiên cứu của Holland và cs (2000) [35], khả năng phát hiện của phản ứng PCR là 1 ký sinh trùng/ml máu, trong khi phương pháp tiêm truyền chuột là 1,5 ký sinh trùng/ml máụ Như vậy, phản ứng PCR âm tính đồng nghĩa với kết quả là cá thể trâu được xét nghiệm không mắc bệnh tiên mao trùng. Tuy nhiên, số liệu trong bảng 4.6 đã chứng tỏ rằng, xác suất để kết luận chính xác một mẫu máu là âm tính với bệnh tiên mao trùng bằng phản ứng CATT và phản ứng ELISA là tương đương nhau, đạt 99,79%.

Phần 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Bệnh tiên mao trùng hay còn gọi là bệnh ngã nước ở trâu, bò do

Trypanosoma evansi gây rạ Bệnh xuất hiện ở nhiều vùng trong cả nước, với tỷ kệ mắc khá cao: trên trâu là 13 - 30%, bò là 7 - 14%, trong đó tỷ lệ gia súc chết/gia súc mắc lên tới 6,3 - 20%. Tỷ lệ mắc Trypanosoma evansi ở gia súc vùng núi và trung du cao hơn các vùng đồng bằng và ven biển. Trong khi đó, ở nước ta, chăn nuôi gia súc nhai lại để cung cấp sức kéo, thịt, sữa lại tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi và trung du - là các vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại, nhưng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị tại địa phương còn yếu kém; dẫn tới hệ quả là bệnh tiên mao trùng trở nên phổ biến hơn, nghiêm trọng hơn và gây thiệt hại lớn hơn.

Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thu được những kết quả sau:

1/ Xác định được công thức tạo hạt latex gắn kháng nguyên: nồng độ kháng nguyên RoTAT 1.2 là 300µg/ml, mật độ hạt latex là OD600= 0,3. Điều kiện gắn kháng nguyên RoTAT 1.2 lên hạt latex là điều kiện ủ, lắc ở 37ºC/30 phút rồi tiếp tục lắc ở 4ºC/qua đêm; kháng nguyên pha loãng theo tỷ lệ 1/32, kháng thể là 1/16.

2/ Thời gian bảo quản Kit càng lâu thì độ nhạy, độ đặc hiệu và độ ổn định càng giảm. Bảo quản Kit ở 4ºC thì độ nhạy, độ đặc hiệu và độ ổn định của Kit cao hơn khi bảo quản Kit ở nhiệt độ phòng trong cùng một thời gian.

3/ Kit dạng CATT được thử nghiệm đánh giá trên 550 mẫu máu trâu, trong đó có 66 mẫu dương tính, 484 mẫu âm tính với bệnh tiên mao trùng được xác định bằng phương pháp tiêm truyền chuột nhắt trắng. Khả năng để dự đoán một cá thể trâu nào đó thực sự mắc bệnh tiên mao trùng khi kết quả xét nghiệm dương tính bằng phản ứng CATT là 84,42%; khả năng để dự đoán một cá thể trâu nào đó thật sự không mắc bệnh tiên mao trùng khi kết quả xét nghiệm âm tính bằng phản ứng CATT là 99,79%.

5.2. Tồn tại

Do điều kiện thời gian thực tập có hạn, thí nghiệm mới chỉ thực hiện trong 6 tháng nên chưa có kết luận thật chính xác.

Thí nghiệm được thực hiện trong môi trường thuận lợi nên khi áp dụng vào thực tiễn sẽ gặp một số khó khăn.

5.3. Đề nghị

Thử nghiệm Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò ở các địa

phương, từ đó có các biện pháp phòng và trị bệnh phù hợp, hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu Tiếng Việt

1. Phạm Chiến, Nguyễn Đức Tân, Lê Đức Quyết (1999), “Kết quả khảo sát ký sinh trùng đường máu trên đàn bò ở huyện Mi Dinh Daklak ”, Kết quả hoạt động KHKT Thú y, tr. 53.

2. Phạm Văn Chinh (2006), Bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi ở trâu, bò nuôi tại các tỉnh miền Trung và biện pháp phòng trị, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nộị

3. Nguyễn Quốc Doanh, Lương Tố Thu, Lê Ngọc Mỹ, Phạm Sỹ Lăng (1996), “Kết quả dùng Trypamidium samorin điều trị bệnh tiên mao trùng trâu

bò do T. evansi gây ra”, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Quản lý, số 12/1996, tr. 300 - 301.

4. Nguyễn Quốc Doanh (1997), “Hiệu lực của Trypazen trong điều tri bệnh

tiên mao trùng trâu T. evansi gây ra”, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Quản lý, số 4/1997, tr. 87 - 88.

5. Nguyễn Quốc Doanh (1999), Một số đặc tính sinh học của T. evansi (Steel, 1885), Bệnh học do chúng gây ra, quy trình bảo quản và sử dụng giống T. evansi để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nộị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương (1997), Giáo trình Ký sinh và bệnh ký sinh ở gia súc, gia cầm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia – TP.HCM. 7. Nguyễn Đăng Khải (1995), “Về triệu chứng sảy thai trong bệnh tiên mao

trùng trâu bò do T. evansi”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập III, số 1, tr. 69 - 71.

8. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang

(2008), Giáo trình ký sinh trùng thú y (giáo trình dùng cho bậc cao học),

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 123 - 144.

9. Phạm Sỹ Lăng (1978 - 1979), Tập huấn kỹ thuật chẩn đoán và khống chế bệnh tiên mao trùng, Hà Nội, tháng 3 năm 2002, Viện Thú ỵ

10. Phạm sỹ Lăng (1982), Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tiên mao trùng trâu, bò do Trypanosoma evansi ở các tỉnh phía Bắc ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sỹ khoan học Thú ỵ

11. Phạm sỹ Lăng, Lê Ngọc Mỹ (1984), “Một số thay đổi về máu trâu, bò bị bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi (Steel, 1885) tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Thú y, 1979 - 1984. 12. Phan Địch Lân (1974), “Thành phần họ mòng Tabanidae và vai trò truyền

bệnh của nó ở miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí KHKT Nông nghiệp, tập III, tr. 23 - 26.

13. Phan Địch Lân (2004), Bệnh ngã nước trâu bò, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 56 - 73.

14. Phan Lục, Trần Văn Quyết và Nguyễn Văn Thọ (1996), “Tình hình nhiễm đơn bào ký sinh trùng của trâu bò ở một số vùng trung du và đồng bằng phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập III, số 4. 15. Hà Viết Lượng (1998), Đơn bào ký sinh, đặc điểm dich tễ và biện pháp

phòng trị bệnh Trypanosomiasis ở trâu bò thuộc Nam Trung Bộ, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Hà Nộị

16. Lê Ngọc Mỹ (1994), “Phương pháp ELISA phát hiện kháng nguyên và các phương pháp ký sinh trùng học chẩn đoán bệnh tiên mao trùng

(T. evansi) ở trâu bò mắc bệnh tự nhiên”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập III, số 4.

17. Phan Cự Nhân (2001), Di truyền học động vật, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nộị

18. Đoàn Văn Phúc, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Đăng Khải (1981), “Thí nghiệm dùng Trypamidium điều trị bệnh tiên mao trùng”, Thông tin thú y - Viện Thú y, Hà Nộị

19. Đoàn Văn Phúc (1994), “Kết quả ứng dụng một số phương pháp huyết thanh học chẩn đoán bệnh tiên mao trùng trâu ở thực địa”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập II, số 1.

20. Vương Thị Lan Phương (2004), Nghiên cứu kháng nguyên bề mặt Trypanosoma evansi phân lập từ trâu, bò phía Bắc Việt Nam và tinh chế

kháng nguyên dùng trong phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp,

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nộị

21. Lê Đức Quyết, Hà Viết Lượng, Nguyễn Đức Tân, Bùi Lập (1995), “Tình hình trâu, bò nhiễm tiên mao trùng (Trypanosoma evansi) ở một số tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập III, số 3.

22. Nguyễn Đức Tân, Lê Đức Quyết, Nguyễn Thị Sâm, Lê Hữu Ngọc Lực (2004), “Điều tra tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu và ứng dụng biện pháp phòng trị thích hợp cho đàn bò ở một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, “Kỷ yếu Viện Thú y 35 năm xây dựng và phát triển”,

Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội - 2004.

23. Hoàng Thạch, Phan Hoàng Dũng, Hồ Thị Thuận (1996), “Điều tra tình hình nhiễm bệnh tiên mao trùng do T. evansi và nghiên cứu qui trình phòng trị bệnh cho trâu, bò sữa các tỉnh phía Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập III, số 1.

24. Lương Tố Thu (1994), “Kết quả sản xuất Conjugate huỳnh quang chẩn đoán bệnh tiên mao trùng và so sánh độ nhạy của nó với các phương pháp chuẩn khác”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập II, số 2.

25. Lương Tố Thu, Lê Ngọc Mỹ (1996), “Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp ngưng kết trên bản nhựa (CATT) để chẩn đoán tình hình bệnh tiên

mao trùng (do T. evansi) trên đàn trâu ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập IV, số 2.

26. Hồ Thị Thuận (1980), “Kết quả bước đầu điều tra và điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở trâu bò ở mốt số cơ sở chăn nuôi ở miền Nam Việt

Nam”, Tạp chí KHKT Nông nghiệp, số 3, tr.103.

27. Hồ Thị Thuận, Phan Hoàng Dũng (1996), “Kết quả điều tra và điều trị Trypanosoma evansi tại một số cơ sở chăn nuôi trâu,bò sữa phía Nam bằng phương pháp ELISA”, Kết quả nghiên cứu khoa học Thú y, Viện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thú y, tr 50 - 56.

2. Tài liu tiếng nước ngoài.

veterinary use based on an early VAT RoTAT 1/2 of Trypanosoma evansi”, Ann Soc Belg Med Trop.68, September 1988, page 233 - 240.

29. Chen Qijun (1992), “Study on cross immunity of antibodies against

differents strains of Trypanosoma evansi”, Seminar Paris, (10), page 152.

30. Challier Ạ, Laveissiere C. (1973), “Un nouveau piege pour la capture des glossines (Glossina: Diptera, Muscidae): description et essais sur le

terrain”, Cahiers ORSTOM. Madical Parasitology and Entomology, 11(4), page 251 - 262.

31. Davison (1999), Evaluation of diagnostic test for T. evansi and then application in epidemiogical studies in Indonesia , PhS thesis Eliburgh.

32. Goossens B, Mbwambo H, Msangi A, Geysen D và Verysen (2006),

“Trypanosomiosis prevalence in cattle on Mafia Island (Tanzania)”, Veterinary Parasitology, Volume 139, Issues 1 - 3, 30 June 2006, pp

74 - 83.

33. Hechemy Ẹ K., Anacker L. R., Philip N. R., Kleeman T. R., MaCormack N. J., Sasowski J. S., Michaelson Ẹ Ẹ (1980), “Detection of Rocky

Mountain spotted fever antibodies by a latex agglutination test”, Joural of Clinical Microbiology, 12, (2), page 144 - 150.

34. Hoare C. Ạ (1972), “The Trypanosomes of Mammais. A zoological

monograph, Black well scientific Publication”, Oxford and Edinburgh. 35. Holland W. G., Verloo D., My L. N., Thanh N. G., Tam P. T., Gođeeris

B., Vercruysse J. Buscher P. (2000), “Comparison of serological tests for

Trypanosoma evansi natural infections in water buffaloes from north Vietnam”, Veterinary Parasitology, Volume 92, Issues 2, 20 September

2000, page 87 - 96.

36. Jordan Ạ N. (1974), “Recent developments in the ecology and methods of centrol tsete flies (Giosina spp) (Diptera, Glossinidae) a review”, Bull. Entomol. Res., (63), page 361 - 399.

37. Luckins Ạ G. (1988), “Trypanosoma evansi in Asia”, Parasitology today, Volume 4, Issues 5, 20 May 1988, page 132 - 142.

Seminar Paris, (10), page 152.

39. Nishikawa H., Tunlasuvan D. (1990), “Serolgical survey of

Trypanosomosisand babesiosis in cattle and buffalo in Thailand.

Published: proceedings of the 7th congress of federation of Asia

veterinary association”, Pattaya, (10), page 199.

40. Salim B., Bakheit M. Ạ, Kamau J., Nakamura Ị, Sugimoto C. (2011),

“Molecular epidemiology of camel Trypanosomiasis based on ITS1 rDNA and RoTat 1.2 VSG gene in the Sudan”, Parasit Vectors, (2), page 31.

41. Simukoko H., Marcotty T., Phiri Ị, Geysen D., Vercruysse J., Van den Bossche P. (2007), “The comparative role of cattle, goat and pigs in the

epidemiology of livestock Trypanosomiasis on the plateau of eastern Zambia”, Veterinary Parasitology, Volume 147, Issues 3 - 4, 20 June

2007, page 231 - 238. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

42. Sinshaw Ạ, Abebe G., Desquennes M., Yoni W. (2006), “Biting flies and

Trypanosoma vivax infection in three highland districts bordering lake Tana, Ethiopia”, Veterinary Parasitology, Volume 142, Issues 1 - 2, 30

November 2006, page 35 - 46.

43. Sinyangwe L., Delespaux V., Brandt J., Geerts S., Mubanga J., Machila N., Holmes P. H và Eisler M. C (2004), “Trypanocidal drug resistance in

eastern province of Zambia”, Veterinary Parasitology, Volume 119,

Issues 2 - 3, 30 January 2004, page 125 – 135.

44. Sukanto Ị P., Rayne R. C., Partoutomo S., Polytedi F. (1992),

Experimental infection of Friesian Holstein calves with an Indonesian isolate of Trypanosoma evansi, Europe PubMed Cental publisher, page

115 - 117.

45. Thomas J. T. (1995), “Simplified procedure for preparation of sensitized latex particles to detect capsular polysaccharides: application to typing

and diagnosis of Actinobacillus pleuropneumoniae”, Joural of Clinical Microbiology, 33(9), page 2297 - 2303.

46. Touratier L., Aims (1979), ”A chievements and prospects of the international working group in Trypanossoma evansi infection”, A

Suroerf 5th international Conference Kuala Lampur, (8), page 18 -22.

47. Tperrona M. C., Leseurand L., Renveom (1992), “Seroepidemiology of

vovine Trypanosomiasis in the area of Santamaria de ipire, Venezuela”, Seminar Paris, (10), page 96.

48. Verloo D., Holland W. G., Claes F., My L.N., Thanh N. G., Tam P. T., Buscher P., Gođeeris B., Vercruysse J. (2000), “A comparative

evaluation of parasitological test and a PCR for Trypanosoma evansi diagnosis in experimentally infected water buffaloes”, Veterinary Parasitology, Volume 97, Issues 1, 9 May 2001, page 23 - 33.

49. Zhang Q., Deng Z., Jia X., Ding W., Wang G. (2011), “Development and Evaluation of a Simple Latex Agglutination Test for the Detection of Pig

Antibodies Against Human T-cell”, International Journal of Applied

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện chế tạo và bảo quản Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở trâu, bò. (Trang 50)