Về sản phẩm phân bón của công ty Cổ phầnDanacam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kênh phân phối sản phẩm phân bón tại công ty cổ phần DANACAM trên thị trường Miền Trung - Tây Nguyên (full) (Trang 42 - 45)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1 Về sản phẩm phân bón của công ty Cổ phầnDanacam

Phân bón vô cơ là loại phân khoáng là do công nghiệp hóa chất và khai khoáng sản xuất ra, có chứa thành phần chất dinh dƣỡng chính nhƣ : Đạm (nitơ), Lân (P2O5) hoặc Kali (K2O). Đây là nguồn dinh dƣỡng chính giúp cho cây trồng phát triển và cho năng suất cao.

1. Phân đạm : Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân đơn cung cấp chất đạm (nitơ) cho cây. Bón đạm sẽ thúc đẩy sự tăng trƣởng của cây, giúp cho chồi, cành lá phát triển, làm lá có kích thƣớc to, xanh quang hợp mạnh và làm tăng năng suất cây trống. Phân đạm cần cho cây trồng trong suốt

quá trình sinh trƣởng, đặc biệt là giai đoạn cây tăng trƣởng mạnh, nhất là các loại sâu ăn lá. Thiếu đạm cây trồng tăng trƣởng còi cọc, đẻ nhánh kém., ít phát triển mầm non, phân cành ra lá đều kém, lá nhỏ. Cây ra hoa kết quả muộn, ít hoa, ít quả, khả năng tích lũy chất có đạm, bột đƣờng đều kém. Tuy nhiên nếu bón đạm nhiều cho cây sẽ có tác dụng ngƣợc lại : cây lớn mạnh, đẻ nhánh nhiều, phân nhiều nhánh, lá phát triển quá mức, bộ rễ phát triển kém, thấn non mềm. Đó là hiện tƣợng “lốp cây”, cây dễ bị đổ, chậm ra hoa, hoa ít và khó đậu quả, quả không chắc hạt, củ khó hình thành vì tinh bột tích luỹ về củ chậm, nhiều rễ đực ít củ .... v.v. Các loại phân đạm chủ yếu phổ biến là : phân đạm (urea) và phân đạm sulphate (thƣờng gọi là SA)

- Phân Urea (NH2)CO là loại phân đạm màu trắng đục, dạng viên tròn,

có loại nhỏ nhƣ hạt mè, hoặc có loại lớn gần bằng hạt đậu xanh. Loại phân này trong thành phần chỉ có phân đạm là có giá trị cho cây trồng. Phân urea bón không làm chua đất, sử dụng tốt cho mọi loại cây trồng ở đất lúa cũng nhƣ đất màu, trên mọi loại đất : từ đất chua đến đất mặn. Hàm lƣợng đạm trong loại phân này rất cao, chiếm tới 46%. Phân Urea thƣờng đƣợc đóng bao 2 lớp PP/PE, trọng lƣợng 50kg/bao.

- Phân đạm Sulphate (NH4)SO4 : đây là loại phân rất phổ biến nhƣ phân urea. Phân đạm sulphate có chứa 21% đạm nguyên chất. Nhƣ vậy, hàm lƣợng đạm trong phân sunfate đạm chỉ bằng nửa so với phân urêa. Có nghĩa là phải bón 2kg phân Sulphate đạm mới cho lƣợng đạm tƣơng ứng trên 1kg urea. Tuy vậy phân đạm S.A lại có ƣu điểm là cùng một lúc cung cấp cả phân đạm và phân lƣu huỳnh cho cây nên phân có giá cao hơn phân urea nếu chỉ tính trên mỗi đơn vị đạm. Tuy nhiên nếu bón trong nhiều năm liên tục có thể làm đất chua. Ngoài hai dạng đạm chính đã nói ở trên, còn có những loại phân chứa đạm khác: trong phân DAP có 18% đạm nguyên chất - tức gần bằng với hàm lƣợng đạm trong phân SA; trong phân Multi-K (tức phân Natrat Kali) có 16%

đạm nguyên chất. Phân SA thƣờng đƣợc tiêu thụ cho các diện tích trồng cây công nghiệp nhƣ cà phê, cao su ở Tây Nguyên.

2.Phân Kali : Kali là một trong 3 nguyên tố dinh dƣỡng, chỉ đứng sau đạm, lân. Phân Kali đƣợc sản xuất chủ yếu ở 2 dạng : Kali Clorua (KCl) và Kali Sunfate (K2SO4). Hiện nay trên thị trƣờng có thêm loại Multi - K (KNO3) nhƣng loại này rất hiếm và đắt nên chỉ dùng trong một số trƣờng hợp đặc biệt.

- Phân Kali Clorua là loại phân cung cấp cho cây chủ yếu là chất dinh

dƣỡng Kali (K). Phân Kali Clorua thƣờng chứa 60% K2O mà thƣờng gọi là kali nguyên chất. Phân kali Clorua là một dạng muối tan màu hồng nhƣ muối ớt, có dạng màu trắng nhƣ bọt, dễ tan trong nƣớc, dễ hút ẩm và đóng cục và có tính chua sinh lý.

- Phân kali Sunfat là một loại muối tan nhƣ kali Clorua. Loại này có

chứa xấp xỉ 50% K2O (thƣờng gọi là 50% nguyên chất). Loại này cung cấp cho cây trồng không chỉ kali mà còn cung cấp một nguyên tố dinh dƣỡng quan trọng đó là lƣu huỳnh. Loại phân này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số phân kali (< 10%) và có giá bán cao hơn so với KCl. Do số lƣợng ít, nên ngƣời ta chỉ sử dụng cho một số loại cây trồng không chịu đƣợc ion Cl - hoặc những cây có giá trị kinh tế cao nhƣ thuốc lá, nho ...

3.Phân hỗn hợp NPK: đây là loại phân phối trộn 2 hoặc 3 loại phân nói trên, nhằm mục đích tạo sự thuận lợi cho việc sử dụng phân bón của ngƣời nông dân nhằm hạn chế việc sử dụng phân đơn một cách thiếu khoa học. Dùng hỗn hợp NPK phải căn cứ vào thành phần dinh dƣỡng có ghi trên vỏ bao. Ví dụ : loại phân NPK 16 -16 - 8 có nghĩa là trong phân có 16% đạm, 16% lân, 8% kali, ...

Tóm lại, với những đặc tính riêng có của phân bón và đặc điểm của sản xuất phân bón vô cơ nói trên ảnh hƣởng lớn đến hoạt động phân phối phân bón trên thị trƣờng nhƣ :

- Cần phải bảo quản ở nơi khô ráo, để tránh hiện tƣợng vón cục

- Không dùng móc trong quá trình bốc xếp để hạn chế rách bể bao và hao hụt.

- Để lâu ngày có thể bị vón cục, chảy rửa, mất phẩm chất.do đặc điểm kỹ thuật của phân bón.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kênh phân phối sản phẩm phân bón tại công ty cổ phần DANACAM trên thị trường Miền Trung - Tây Nguyên (full) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)