Về các nhà cung cấp và nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kênh phân phối sản phẩm phân bón tại công ty cổ phần DANACAM trên thị trường Miền Trung - Tây Nguyên (full) (Trang 45 - 48)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2 Về các nhà cung cấp và nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty

a. Các nhà cung cấp của công ty

Bảng 2.4 Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty

ĐVT: Tấn Thị trƣờng 2011 2012 2013 Trị giá (USD) % Trị giá (USD) % Trị giá (USD) % Inđonesia 4.870.375 32,6 5.416.910 31,8 6.242.750 32,2 Nhật 4.316.000 28,9 4.359.190 25,6 5.665.200 29,2 Trung Quốc 2.462.900 16,5 2.979.800 17,5 3.620.500 18,6 Châu Âu 742.306 4,9 1.212.000 7,1 1.250.000 6,4 Nƣớc khác 2.550.189 17,1 3.063.100 18 2.636.550 13,6 Tổng 14.941.770 100 17.031.000 100 1.941.500 100

Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ công ty

Tuỳ từng mặt hàng mà công ty thƣờng nhập khẩu từ những thị trƣờng khác nhau, chẳng hạn nhƣ Urea thì công ty thƣờng nhập ở thị trƣờng Indonesia, Trung Quốc,...

Inđonesia, Nhật Bản là hai thị trƣờng nhập khẩu lớn của công ty, thƣờng chiếm hơn 60% KNNK. Trong đó, Nhật Bản có các tập đoàn lớn chuyên cung cấp các mặt hàng phân bón nhƣ: Itochu, Mitsubishi, Mitsui, Kanamatsu.

Trong khi đó Inđônêsia với tiềm lực tài chính và kinh nghiệm kém nên thị trƣờng này chủ yếu thông qua trung gian là các tập đoàn lớn ở Châu Âu và Mỹ nhƣ: Heim, Proarga, United Agro…Đây là những tập đoàn cung cấp phân bón lớn trên thế giới với tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm và uy tín cao. Công ty đã thiết lập đƣợc mối quan hệ thân tín với các tập đoàn này, tạo đƣợc những thuận lợi trong giao dịch đàm phán.

Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây, công ty đã tìm ra đƣợc nguồn hàng mới, đó là thị trƣờng Trung Quốc. Với giá thành rẻ, chất lƣợng tốt nên nguồn hàng công ty nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng nhiều, tỷ trọng lẫn giá trị ngày càng tăng, chiếm từ 16,5% năm 2011 lên 18,6% năm 2013 tổng KNNK của công ty.

Có thể nói, tình hình nhập khẩu của công ty tƣơng đối ổn định qua các năm. Nhờ có kế hoạch nhập khẩu thích hợp mà công ty đã đáp ứng nhanh nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc với nhiều biến động về từng mặt hàng trong 2 năm trở lại đây.

b. Danh mục sản phẩm chủ yếu của công ty

Bảng 2.5 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty 2011 – 2013

ĐVT: Tấn Năm 2011 2012 2013 Loại KL % KL % KL % Urea 30.250 26,3 50.751 44,9 55.726 39,15 SA 30.500 26,5 45.990 40,7 55.329 38,87 Kali 24.479 21,3 8.800 7,8 17.110 12,02 NPK 24.291 21,1 6.000 5,3 12.140 8,53 DAP 5.500 4,8 4.400 3,9 2.034 1,43 Tổng 115.020 100 112.951 100 147.339 100

Đối với mặt hàng Urea:

Luôn chiếm tỷ trọng cao, thƣờng trên 39% tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK).

Mặc dù giá nhập khẩu mặt hàng này tăng cao từ 131 USD/tấn (năm 2011) lên 265 USD/tấn (năm 2012) nhƣng nhập khẩu mặt hàng vẫn tăng cả về khối lƣợng lẫn giá trị, chiếm 44,9% tổng KNNK của công ty. Điều này là do nhu cầu trong nƣớc về mặt hàng này tăng đáng kể. Tuy nhiên, trong năm 2013 do nhu cầu về mặt hàng SA tăng cao nên KNNK phân Urea giảm mạnh, chỉ chiếm 39,15%, giảm 12,81% so với năm 2012.

Đối với mặt hàng SA:

Chiếm tỷ trọng cao trong KNNK ( trên 38% năm 2013), dù có giảm so với năm 2012 do công ty tập trung nhập khẩu hai mặt hàng có nhu cầu cao trong năm này là Kali và NPK. Do nhu cầu về phân bón cao, đồng thời giá xăng dầu thế giới vẫn theo chiều hƣớng đi lên nên kéo theo giá phân bón trên thị trƣờng tăng mạnh, đặc biệt là phân SA trung bình từ 74 USD/tấn lên 120 USD/tấn. Do đó, mặc dù giá cao nhƣng công ty vẫn phải tăng khối lƣợng nhập khẩu.

Đối với mặt hàng Kali:

Tỷ trọng mặt hàng này không cao trong KNNK (12.02% năm 2013), nhƣng năm 2012 giảm đột biến chỉ còn 7,8% tổng KNNK. Nguyên nhân là do nhu cầu phân bón trong các năm gần đây có biến động mạnh, hơn nữa giá lại cao nên nếu nhập khẩu về nhiều sẽ gây ứ đọng, khó tiêu thụ hàng.

Đối với mặt hàng NPK

Mặt hàng này chiếm tỷ lệ thấp trong KNNK, từ 5 – 9%. Tuy nhiên, trong năm 2011 có tăng đột ngột, lên tới 21,1% do trong năm 2011 nhu cầu về phân NPK tăng cao, trong khi giá về mặt hàng này biến động không đáng kể nên việc nhập khẩu nhiều là điều tất yếu.

Đối với mặt hàng DAP

Giá loại phân bón này rất cao, tiêu thụ không nhiều nên tỷ trọng mặt hàng này không cao, chiếm chƣa đến 5% tổng KNNK. Năm nay do nhu cầu tiêu thụ DAP thấp nên chỉ đạt 1,43% KNNK.

Nhƣ vậy, hai mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty là Urea và SA. Mức nhập khẩu có nhiều thay đổi qua các năm theo sự biến động của giá phân bón trên thị trƣờng thế giới và nhu cầu trong nƣớc. Song công ty đã nắm bắt đƣợc sự biến động đó và đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu phân bón trong nƣớc tạo nên ổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kênh phân phối sản phẩm phân bón tại công ty cổ phần DANACAM trên thị trường Miền Trung - Tây Nguyên (full) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)