- Nhóm độc tố tế bào (Shiga /Verotoxin)
3. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.10. Xác định tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được
Khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập, được kiểm tra bằng phương pháp khoanh giấy kháng sinh khuyếch tán trên đĩa thạch và đánh giá kết quả theo Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về các tiêu chuẩn lâm sàng phòng thí nghiệm (NCCLS, 1999).
* Phương pháp tiến hành như sau:
- Bước 1: chuẩn bị
+ Môi trường thạch đĩa Muller Hinton (đã được kiểm tra vô trùng).
+ Chủng vi khuẩn E. coli cần làm kháng sinh đồ được nuôi cấy trên môi trường thạch máu ở 37oC.
+ Giấy tẩm kháng sinh, pank vô trùng, micropipet. - Bước 2: Tiến hành
+ lấy 2 – 3 khuẩn lạc vi khuẩn E. coli hòa vào 1,5 ml nước sinh lý để đạt được độ đục 0,5 McFaland.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 thạch, láng đều trên bề mặt thạch Muller Hinton, hút hết canh trùng thừa, để yên ở nhiệt độ thường 3-5 phút cho khô mặt thạch.
+ Dùng pank vô trùng kẹp giấy tẩm kháng sinh đặt cố định lên mặt đĩa thạch đã được láng đều vi khuẩn E. coli, sao cho các giấy này tiếp xúc với bề mặt thạch và cách nhau không quá 15 mm. Giữ yên 15 phút rồi lật úp đĩa thạch, ủ ở 37oC trong 18 – 24 giờ.
- Bước 4:
+ Bồi dưỡng đĩa thạch ở 37oC trong 18 – 24h.
+ Đọc kết quả bằng cách đo đường kính vòng vô khuẩn và so sánh với bảng tiêu chuẩn để đánh giá mức độ mẫn cảm hay kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. coli kiểm tra.
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng kháng sinh theo NCCLS (1999)
Kháng sinh Vòng vô khuẩn (đường kính mm)
Kháng Mẫn cảm trung bình Mẫn cảm Tetracyclin < 14 15 - 18 ≥ 19 Trimethoprim/Sulphamethoxazole < 10 11 - 15 ≥16 Colistin < 14 15 - 17 ≥ 18 Enrofloxacin (Batril) < 16 17 - 19 ≥20 Gentamicin < 12 13 - 17 ≥ 18 Cephalothin (KF 30) < 14 15 - 17 ≥18 Ceftiofur (EFT 30) < 17 18 - 20 ≥21 Neomycin < 12 13 - 14 ≥ 15 Apramycin (APR 15) < 14 15 - 17 ≥18 Spectinomycin < 10 11 - 13 ≥14 Streptomycin < 11 12 - 14 ≥ 15