- Nhóm độc tố tế bào (Shiga /Verotoxin)
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.4.2. Kết quả xác định kháng nguyên bám dính của các chủng vi khuẩn E coli phân lập được
E. coli phân lập được
Để gây bệnh cho lợn, vi khuẩn E. coli phải bám dính được vào tế bào nhung mao ruột non của lợn, từ đó xâm nhập vào tế bào biểu mô và sản sinh độc tố đường ruột. Vì vậy, yếu tố bám dính là yếu tố quan trọng, chỉ sau độc tố đường ruột trong việc xác đinh các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli, theo Fairbrother và cs (1992).
Kết quả các chủng vi khuẩn E. coli có mang các gen quy định khả năng sản sinh kháng nguyên bám dính được trình bày ở bảng 4.2.4b và hình 4.2.4b.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56
Bảng 4.2.4b: Tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli mang gen quy định sản sinh kháng nguyên bám dính Tuổi lợn (ngày) Số mẫu nghiên cứu Loại kháng nguyên bám dính F4 F5 Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) 1 – 5 16 4 25,00 1 6,25 6 – 14 19 3 15,79 1 5,26 15 – 21 17 5 29,41 2 11,76 Tổng 52 12 23,08 4 7,69
Hình 4.2.4b: So sánh tỷ lệ các chủng E. coli mang gen quy định sản sinh kháng nguyên bám dính theo lứa tuổi
Bảng 4.2.4b cho thấy: trong số 52 chủng vi khuẩn E. coli được xác định các gen quy định khả năng sản sinh các yếu tố bám dính (F4, F5) không phải tất cả các chủng vi khuẩn E. coli đều có mang các yếu tố bám dính, mà chỉ có: 12/52 chủng mang kháng nguyên bám dính F4 (23,08%) và 4/52 chủng mang kháng nguyên F5 (7,69%).
Hình 4.2.4b cho thấy: Yếu tố bám dính F4 chiếm tỷ lệ cao nhất ở 15 – 21 ngày tuổi (29,41%), tiếp đến là ở 1 – 5 ngày tuổi (25,00%) và 6 – 14 ngày tuổi (15,79%). Yếu tố bám dính F4 luôn chiếm tỷ lệ cao hơn yếu tố bám dính F5 trong
Tỷ lệ %
Ngày tuổi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 suốt giai đoạn lợn con theo mẹ. Cụ thể, yếu tố bám dính F5 chiếm tỷ lệ lần lượt ở 1 – 5 ngày tuổi, 6 – 14 ngày tuổi, 15 – 21 ngày tuổi là 6,25%; 5,26%; 11,76%.
Kết quả xác định các yếu tố bám dính của vi khuẩn E. coli trong nghiên cứu này ít nhiều có sự sai khác với kết quả của của các nghiên cứu đã công bố trước đây, nguyên nhân là do các nghiên cứu được thực hiện ở các vùng địa lý khác nhau, độ tuổi của lợn khác nhau, thời điểm lấy mẫu khác nhau. Theo Đặng Xuân Bình (2004) khi xác định khả năng sản sinh các yếu tố bám dính F4, F5, F6 và F18 của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ lợn sơ sinh đến 35 ngày tuổi đã không tìm thấy chủng nào mang yếu tố bám dính F4 và F18, chỉ có 3,13% số chủng mang F5 và 6,25% mang F6. Theo Đỗ Ngọc Thuý và cs (2003), khi nghiên cứu trên 84 chủng E. coli có 38/84 chủng (45,2%) mang kháng nguyên F4, 14/84 chủng (16,7%) mang kháng nguyên F5 và không có chủng nào mang kháng nguyên F6, F18 và F41.
Kết quả của Lý Thị Liên Khai (2001), khi xác định yếu tố bám dính ở lợn con giai đoạn 1-3 tuần tuổi tại các trại chăn nuôi ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: trong số 42 chủng vi khuẩn E. coli phân lập được ở lợn con theo mẹ, tỷ lệ số chủng mang kháng nguyên bám dính F4 là 14,3%; F5 là 42,9% và F6 là 2,4%. Ở đây, tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli mang kháng nguyên bám dính F5 cao hơn F4.
Khi tiến hành một nghiên cứu tương tự với 85 chủng vi khuẩn E. coli thu thập được từ một số tỉnh của miền Bắc, Đỗ Ngọc Thúy và cs (2006) đã kết luận: có 94,1% số chủng mang kháng nguyên bám dính (F4 hoặc F18) và 5,9% số chủng không mang kháng nguyên bám dính.
Những dẫn liệu trên đã cho thấy thực tế có sự khác nhau về số lượng và số loại các yếu tố bám dính trong các serotyp E. coli gây tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, những khác nhau này mang tính chất hoàn toàn tự nhiên ở từng địa phương.