Xác định tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn E.coli phân lập được

Một phần của tài liệu Xác định vai trò của vi khuẩn escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn hướng nạc giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại một số trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện ba vì hà nội và đề xuất biện (Trang 70 - 72)

- Nhóm độc tố tế bào (Shiga /Verotoxin)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.1. Xác định tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn E.coli phân lập được

và đề xuất phác đồ điều trị

4.3.1. Xác định tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được được

Để điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra có hiệu quả, điều quan trọng là xác định được loại kháng sinh, hoá dược nào có hiệu lực cao, ức chế hoặc tiêu diệt mầm bệnh và nâng cao sức đề kháng của cơ thể gia súc. Kết quả về khả năng mẫn cảm với kháng sinh của 52 chủng vi khuẩn E. coli với 11 loại kháng sinh khác nhau được trình bày ở bảng 4.3.1.

Bảng 4.3.1. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm của kháng sinh với một số chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ lợn bệnh

Stt Kháng sinh n = 52 Mẫn cảm Trung bình Kháng Số chủng Tỷ lệ % Số chủng Tỷ lệ % Số chủng Tỷ lệ % 1 Tetracyclin 1 1,92 7 13,46 44 84,62 2 Sulfamethoxazole/ Trimethoprim 3 5,77 9 17,31 40 76,92 3 Colistin 44 84,62 3 5,77 5 9,62 4 Enrofloxacin 21 40,38 5 9,62 26 50,00 5 Gentamycin 14 26,92 11 21,15 27 51,92 6 Cephalothin 41 78,85 8 15,38 3 5,77 7 Ceftiofur 34 65,38 4 7,69 14 26,92 8 Neomycin 8 15,38 21 40,38 23 44,23 9 Apramycin 32 61,54 13 25,00 7 13,46 10 Spectinomycin 8 15,38 2 3,85 42 80,77 11 Streptomycin 4 7,69 10 19,23 38 73,08

Kết quả ở bảng 4.3.1 cho thấy: các chủng vi khuẩn E. coli được kiểm tra đặc biệt mẫn cảm cao với Colistin (84,62%). Tiếp đến có 2 loại kháng sinh khác là Cephalothin, Ceftiofur cũng có tỷ lệ mẫn cảm khá cao, lần lượt là 78,85% và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 65,38%. Đồng thời, một số kháng sinh đề kháng mạnh với vi khuẩn E. coli như Spectinomycin (80,77%), Tetracylin (84,62%) và một số loại kháng sinh thông dụng khác như: Sulfamethoxazole/Trimethoprim (76,92%), Streptomycin (73,08%) và Enrofloxacin (50,00%), Gentamycin (51,92%).

Khi so sánh kết quả đạt được với một số tác giả trong nước nghiên cứu về khả năng kháng kháng sinh và mẫn cảm của vi khuẩn E. coli thấy không có sự sai khác nhiều.

Nghiên cứu của Phạm Khắc Hiếu và cs (1999) cũng đã công bố: vi khuẩn

E. coli có khả năng kháng thuốc rất mạnh, có đến 40% vi khuẩn E. coli kháng với

Streptomycin, 50% kháng với Sulfamide, 12% kháng với Chlotetracyclin.

Đỗ Ngọc Thuý và cs (2002) khi kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh của 106 chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ lợn con theo mẹ bị tiêu chảy giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại các trại chăn nuôi lợn cho kết quả các loại kháng sinh đều mẫn cảm mạnh với vi khuẩn E. coli là Apramycin (99,06%), Ceftiofur (100%) và Akamicin (92,45%).

Trịnh Quang Tuyên (2006) nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. coli ở lợn con trong các trại chăn nuôi tập trung cũng nhận thấy vi khuẩn này đã kháng rất mạnh các kháng sinh truyền thống như Tetracyclin, Streptomycin, Amoxicillin với tỷ lệ lần lượt là 97,6%; 88,0%; 75,9%.

Qua nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy: sự quen thuốc của hầu hết các loại vi khuẩn bao gồm cả vi khuẩn E. coli có chiều hướng gia tăng theo thời gian sử dụng, do việc sử dụng kháng sinh trong phòng và trị bệnh hoặc bổ sung trong thức ăn chăn nuôi gia súc còn tuỳ tiện, chưa đúng nguyên tắc dẫn đến hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc tràn lan. Những giống vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh không chỉ lan truyền trong hệ sinh thái của cơ sở chăn nuôi mà còn xuất hiện ở các nguồn nước tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khoẻ con người, vật nuôi.

Nghiên cứu về tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli, các tác giả đều cho rằng: Nguyên nhân là do việc sử dụng thuốc không đúng kỹ thuật, gen sản sinh yếu tố kháng kháng sinh nằm trong plasmid R (Resistance). Plasmid này có thể di truyền dọc và di truyền ngang cho tất cả quần thể vi khuẩn thích hợp (Falkow,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 1975). Vì vậy, một số kháng sinh mới có tác dụng mạnh nhưng hầu như chưa được sử dụng thị trường Việt Nam, nên vẫn mẫn cảm cao với các chủng vi khuẩn được thử; một số kháng sinh khác đã được sử dụng phổ biến trong một thời gian dài thì sự mẫn cảm của chúng với vi khuẩn ở mức độ trung bình hoặc tỷ lệ kháng cao. Vì vậy, tuân thủ quy tắc sử thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và thú y để hạn chế hiện tượng này.

Một phần của tài liệu Xác định vai trò của vi khuẩn escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn hướng nạc giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại một số trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện ba vì hà nội và đề xuất biện (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)