- Nhóm độc tố tế bào (Shiga /Verotoxin)
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli từ các mẫu bệnh phẩm của lợn con hướng nạc theo mẹ mắc tiêu chảy
hướng nạc theo mẹ mắc tiêu chảy
Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã khẳng định vi khuẩn E. coli là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây tiêu chảy cho lợn con trong giai đoạn theo mẹ. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn E. coli để đánh giá vai trò của vi khuẩn trong hội chứng tiêu chảy cho lợn con theo mẹ nuôi tại các trang trại chăn nuôi tập trung lợn hướng nạc trên địa bàn huyện Ba Vì – Hà Nội.
Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli theo quy trình thường quy của Bộ môn Vi trùng, Viện Thú y Quốc gia từ 97 mẫu phân và 35 mẫu phủ tạng của các lợn con mắc tiêu chảy được trình bày ở bảng 4.2.1.
Bảng 4.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu phân và phủ tạng của lợn bị tiêu chảy
Tuổi của lợn (ngày)
Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli
Mẫu phân (n=97) Mẫu phủ tạng (n=35)
Số mẫu phân lập Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Số mẫu phân lập Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) 1 - 5 21 18 85,71 18 17 94,44 6 - 14 41 37 90,24 10 10 100 15 - 21 36 32 88,89 7 7 100 Tổng 97 87 89,69 35 34 97,14
Từ kết quả bảng 4.2.1 cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ mắc tiêu chảy do vi khuẩn E. coli giữa các tuần tuổi (P < 0,05)
+ Từ tổng số 97 mẫu phân thu thập được từ cả 3 nhóm tuổi của lợn được kiểm tra, số mẫu phân lập được vi khuẩn E. coli là 87 mẫu, chiếm tỷ lệ 89,69%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 Trong đó, lứa tuổi 6-14 ngày tuổi có tỷ lệ phân lập được vi khuẩn E. coli cao nhất (90,24%), các lứa tuổi 1- 5 ngày tuổi và 15-21 ngày tuổi có các tỷ lệ thấp hơn là 85,71% và 88,89%.
+ Trong quá trình mổ khám và kiểm tra bệnh tích của 35 lợn bị tiêu chảy ở các nhóm tuổi khác nhau, chúng tôi cũng đã tiến hành lấy mẫu là một số cơ quan phủ tạng của các lợn này để xét nghiệm và phân lập vi khuẩn E. coli. Kết quả cho thấy khi lợn bị bệnh tiêu chảy thì ở gan, lách và ruột đều xác định được sự có mặt của vi khuẩn E. coli. Trong 35 mẫu phủ tạng được xét nghiệm có 34 mẫu (97,14%) thấy có sự xuất hiện của vi khuẩn E. coli.
Kết quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của một số tác giả đã công bố trước đây. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Trần Bình Minh, (1999) công bố tỷ lệ phân lập được vi khuẩn E. coli từ các mẫu phân của lợn con theo mẹ bị tiêu chảy là 85,41%. Nguyễn Thị Ngữ (2005) khi nghiên cứu về vi khuẩn E. coli và Salmonella trong phân lợn bị tiêu chảy tại huyện Chương Mỹ - Hà Tây đã kết luận có tới 93,7% - 96,4% số mẫu phân lập có E. coli và 75% - 78,6% số mẫu phân lập có Salmonella. Lê Văn Dương (2010) nghiên cứu về vai trò của E. coli trong hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn con tại Bắc Giang đã phân lập được 112/120 (93,33%) mẫu có vi khuẩn E. coli. Trong nghiên cứu của Đào Trọng Đạt và cs (1996) đã khẳng định vi khuẩn E. coli luôn được phát hiện với tỷ lệ cao nhất trong nhóm vi khuẩn đường ruột và là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở lợn con.
Như vậy tỷ lệ phân lập được vi khuẩn E. coli từ lợn sơ sinh đến 21 ngày tuổi bị tiêu chảy có sự biến động giữa các tuần tuổi, nhưng đều có tỷ lệ phân lập cao. Kết quả này bước đầu khẳng định vai trò quan trọng của vi khuẩn E. coli trong đường tiêu hoá của lợn và có ảnh hưởng đến tình trạng mắc tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48
Hình ảnh khuẩn lạc vi khuẩn E. coli
Hình 4.2.1a: Khuẩn lạc vi khuẩn
E. coli trên thạch EMB
Hình 4.2.1b: Khuẩn lạc vi khuẩn
E. coli trên thạch MacConkey