Triệu chứng lâm sàng và tổn thương đại thể của lợn con theo mẹ bị tiêu chảy do vi khuẩn E col

Một phần của tài liệu Xác định vai trò của vi khuẩn escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn hướng nạc giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại một số trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện ba vì hà nội và đề xuất biện (Trang 53 - 56)

- Nhóm độc tố tế bào (Shiga /Verotoxin)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.3. Triệu chứng lâm sàng và tổn thương đại thể của lợn con theo mẹ bị tiêu chảy do vi khuẩn E col

mẹ mắc hội chứng tiêu chảy trên địa bàn huyện Ba Vì.

Từ việc điều tra, theo dõi những lợn con hướng nạc theo mẹ mắc hội chứng tiêu chảy tại các trại chăn nuôi lợn tập trung chúng tôi tiến hành lấy ngẫu nhiên 132 mẫu phân và phủ tạng của lợn con bị bệnh, mẫu được bảo quản lạnh ở 4 – 8oC và gửi phân lập vi khuẩn E. coli tại Bộ môn Vi trùng, Viện Thú y Quốc gia. Kết quả được trình bày tại bảng 4.1.2.

Bảng 4.1.2. Tỷ lệ lợn con hướng nạc theo mẹ mắc tiêu chảy phân lập được vi khuẩn E. coli

Địa phương

(Xã) Số mẫu phân lập

Tỷ lệ mắc tiêu chảy cho vi khuẩn E. coli Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Ba trại 42 38 89,29 Quảng Oai 29 27 92,70 Thụy An 24 22 91,46 Cẩm Lĩnh 37 35 93,86 Tổng 132 121 91,71

Bảng 4.1.2 cho thấy: Xã Cẩm Lĩnh có tỷ lệ lợn con theo mẹ mắc tiêu chảy do vi khuẩn E. coli cao nhất là 93,71%, tiếp đến là xã Quảng Oai (92,70%), xã Thụy An (91,46%) và Ba Trại (89,29%) với P < 0,05. Như vậy, phương thức chăn nuôi lợn tập trung với kiểu chuồng sàn tuy đã hạn chếđược tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, nhưng tỷ lệ mắc tiêu chảy do vi khuẩn E. coli vẫn giữ vai trò chủ yếu.

Theo Cù Hữu Phú và cs (2004), vi khuẩn E.coli là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ. HồĐình Soái và cs (2005), khi tìm hiểu nguyên nhân chủ

yếu gây tiêu chảy lợn con đã nhận xét: 100% mẫu phân lợn tiêu chảy phân lập được E.

coli với số lượng nhiều gấp 2,37 lần (1- 45 ngày tuổi) và gấp 2,31 lần (45 - 60 ngày tuổi) so với lợn bình thường không tiêu chảy.

4.1.3. Triệu chứng lâm sàng và tổn thương đại thể của lợn con theo mẹ bị tiêu chảy do vi khuẩn E. coli chảy do vi khuẩn E. coli

Đồng thời với việc lấy mẫu phân, mổ khám và phân lập vi khuẩn E. coli

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 triệu chứng và tổn thương đại thể như được trình bày ở bảng 4.1.3.a và 4.1.3.b.

Bảng 4.1.3.a: Triệu chứng của lợn con theo mẹ mắc hội chứng tiêu chảy tiêu chảy do vi khuẩn E. coli

Triệu chứng Số lợn khảo

sát (con)

Số con biểu

hiện bệnh (con) Tỷ lệ %

Tiêu chảy phân lỏng 121 116 95,65

Biểu biện mất nước 121 35 28,57

Thể trạng gầy yếu, mắt trũng sâu,

da tái xám, đi siêu vẹo 121 12 9,94

Nôn mửa 121 14 11,18

Chết không biểu hiện triệu chứng 121 5 4,35

Theo bảng biểu 4.1.3.a cho thấy: Trong số các biểu hiện triệu chứng, tiêu chảy luôn chiếm tỷ lệ cao nhất (95,65%). Tùy theo từng giai đoạn của lợn con theo mẹ mà màu sắc phân tiêu chảy sẽ có sự khác biệt. Với lợn con ở giai đoạn sơ sinh do nguồn dinh dưỡng chủ yếu được lấy từ sữa mẹ nên khi tiêu chảy phân thường có màu trắng sữa, được gọi là tiêu chảy phân trắng. Đến giai đoạn lợn tập ăn, màu phân sẽ chuyển sang màu vàng hoặc nâu nhạt tùy thuộc vào lượng thức ăn và loại thức ăn đưa vào. Các biểu hiện triệu chứng khác chiếm tỷ lệ thấp hơn như mất nước (28,57%), nôn mửa (11,18%), thể trạng gầy yếu, mắt trũng sâu, da tái xám (9,94%) và không biểu hiện triệu chứng (4,35%).

Bảng 4.1.3.b: Tổn thương đại thể của lợn con theo mẹ mắc hội chứng tiêu chảy tiêu chảy do vi khuẩn E. coli

Tổn thương đại thể Số lợn mổ khám (con) Số con có tổn thương (con) Tỷ lệ %

Dạ dày chứa sữa vón chưa tiêu 34 14 41,18

Ruột non sinh hơi 34 31 91,18

Xuất huyết ruột non 34 5 14,71

Xuất huyết màng treo ruột 34 9 26,47

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 Kết quả ở bảng 4.1.3.b cho thấy: Tất cả các trường hợp đều thấy hạch lâm ba màng treo ruột bị sưng (100%), biểu hiện ruột non sinh hơi rất phổ biến khi con vật bị tiêu chảy (91,18%) do hầu hết các chủng vi khuẩn E. coli đều có khả năng sinh hơi. Hiện tượng dạ dày chứa sữa vón chưa tiêu rất phổ biến ở giai đoạn sơ sinh của lợn con do rối loạn tiêu hóa và khó tiêu, sang đến các tuần sau thì hiện tượng này giảm đáng kể do lợn con không còn phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ, do đó trong cả giai đoạn theo mẹ hiện tượng này chiếm tỷ lệ 40,18%. Các hiện tượng khác chiếm tỷ lệ ít hơn như xuất huyết màng treo ruột (26,47%), xuất huyết ruột non (14,71%).

Trong ruột lợn con khẻo mạnh, vi khuẩn E. coli cư trú chủ yếu ở đoạn ruột già nhưng vì lý do bệnh lý nên chúng phát triển xâm lấn lên phần ruột non và gây bệnh tích ở đây.

Hình ảnh triệu chứng và tổn thương đại thể

Hình 4.1.3a: Lợn tiêu chảy phân lỏng Hình 4.1.3b: Thể trạng gầy yếu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Một phần của tài liệu Xác định vai trò của vi khuẩn escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn hướng nạc giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại một số trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện ba vì hà nội và đề xuất biện (Trang 53 - 56)