Xuất phác đồ điều trị tiêu chảy cho lợn

Một phần của tài liệu Xác định vai trò của vi khuẩn escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn hướng nạc giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại một số trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện ba vì hà nội và đề xuất biện (Trang 72 - 75)

- Nhóm độc tố tế bào (Shiga /Verotoxin)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.2. xuất phác đồ điều trị tiêu chảy cho lợn

Hội chứng tiêu chảy lợn ở con có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng dù nguyên nhân nào thì tác nhân cuối cùng và phổ biến cũng là vi khuẩn với vai trò nguyên phát hoặc kế phát (Fairbrother và cs, 1999) mà chủ yếu vẫn là các loại vi khuẩn E. coli, Salmonella sp, Staphylococcus sp, Streptococcus sp, trong đó vai trò quan trọng là vi khuẩn E. coli như đã trình bày ở trên. Do vậy, việc tiêu diệt mầm bệnh là điều cần làm trước tiên trong điều trị tiêu chảy. Đồng thời, phải điều trị kết hợp nguyên nhân gây bệnh với điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng cho con vật, bảo vệ niêm mạc ruột, chống loạn khuẩn dẫn đến còi cọc sau này. Dựa trên nguyên lý này, chúng tôi đã đề xuất và thử nghiệm 3 phác đồ điều trị sử dụng các loại kháng sinh có tính mẫn cảm cao theo kháng sinh đồ. Trong mỗi phác đồ điều trị, chỉ thay đổi loại kháng sinh, các thuốc tăng cường sức đề kháng, thuốc bổ, chất điện giải đều dùng giống nhau.

Dựa trên kết quả kiểm tra kháng sinh đồ như đã trình bày ở phần 4.3.2 và để đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất là phải chọn được loại kháng sinh có tính chất phổ thông, giá thành hợp lý và có hiệu quả cao khi điều trị tiêu chảy cho đàn lợn, chúng tôi đã chọn và thử nghiệm 3 loại kháng sinh dùng cho 3 phác đồ: Colistin, Ceftiofur và Apramycin, các loại thuốc tăng cường sức đề kháng, điện giải với liều lượng và cách dùng giống nhau ở cả 3 phác đồ (điện giải gluco-K-C, ADE B-complex). Kết quả điều trị tiêu chảy cho lợn được trình bày ở bảng 4.3.2.

Bảng 4.3.2 cho thấy: Với 3 phác đồ điều trị tiêu chảy cho lợn con theo mẹ, sau thời gian 3 ngày điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh giữa các phác đồ có sự chênh lệch rõ rệt. Phác đồ I có tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất (84,38%), tiếp đến là phác đồ II (64,29%) và phác đồ III (60,71%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63

Bảng 4.3.2. Kết quả thực nghiệm của một số phác đồđiều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli

ở lợn con trước cai sữa

Phác đồ Loại thuốc Liều lượng và cách dùng Số lợn được điều trị (con) Thời gian điều trị (ngày) Kết quảđiều trị Số lợn khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi (%) I

Colistin Tiêm 1 ml/ 10 kg P/ lần, 2 lần / ngày

32 3 27 84,38%

Điện giải gluco-K-C Pha nước uống, 2g/ lít

ADE B.complex 1-2 ml/ con;tiêm bắp, 2 ngày/ lần

II

Ceftiofur Tiêm 1 ml/ 17 kg P/ ngày

28 3 18 64,29%

Điện giải gluco-K-C Pha nước uống, 2g/ lít

ADE B.complex 1-2 ml/ con; tiêm bắp , 2 ngày/ lần

III

Apramycin Uống 1g/10kg TT/ngày

28 3 17 60,71%

Điện giải gluco-K-C Pha nước uống, 2g/ lít

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 Colistin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Polymycin, thường được sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram âm. Trong các phác đồ điều trị tiêu chảy ở lợn con theo mẹ do vi khuẩn E. coli tại một số trang trại chăn nuôi tập trung lợn hướng nạc trên địa bàn huyện Ba Vì cho thấy phác đồ điều trị sử dụng kháng sinh Colistin cho hiệu quả điều trị cao nhất. Theo Phạm Ngọc Thạch (2005) để điều trị hội chứng tiêu chảy ở gia súc nên tập trung vào 3 khâu:

+ Loại trừ những sai sót trong môi trường nuôi dưỡng như: loại bỏ thức ăn kém phẩm chất, giảm thức ăn xanh chứa nhiều nước, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, loại bỏ các thức ăn không tiêu hóa đưuọc đang lên men trong đường ruột.

+ Khắc phục những rối loạn tiêu hóa và chống nhiễm khuẩn + Điều trị hiện tượng mất nước và điện giải

Như vậy, ngoài chăm sóc nuôi dưỡng tốt cho con vật, việc sử dung kháng sinh Colistin kết hợp với vitamin tổng hợp trong ADE B.complex và điện giải gluco-K-C như trong phác đồ điều trị I đã mang lại hiệu quả điều trị cao. Theo Nguyễn Hữu Vũ và cs (2000) điện giải gluco-K-C cho uống để bù nước và lượng ion Cl-, Na+, HCO3- bị mất đi do tiêu chảy, tăng cường chức năng gan, kích thích quá trình trao đổi chất, tăng hấp thu các vitamin và khoáng chất…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

Một phần của tài liệu Xác định vai trò của vi khuẩn escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn hướng nạc giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại một số trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện ba vì hà nội và đề xuất biện (Trang 72 - 75)