I. Động lượng.
tα (giá trị tới hạn
3.6. Kết luận chương
Qua kết quả nhận được từ thực nghiệm sư phạm tôi nhận thấy rằng; Dạy học GQVĐ đề đã đem lại cho học sinh một luồng sinh khí mới trong giờ học, nó được thể hiện thông qua sự tập trung suy nghĩ, sự tranh luận sôi nổi và phát biểu một cách hăng say của HS, đồng thời có tâm trạng hào hứng khi đón nhận tiết học sau.Thế nhưng trong thực tế mặc dù việc đổi mới PPDH đã được triển khai rộng khắp, mạnh mẽ ở các trường phổ thông song việc thực hiện nó chỉ ở trên hình thức. Các thiết bị thí nghiệm chưa được khai thác triệt để mà chủ yếu dùng cho minh hoạ, bên cạch đó GV trẻ còn lạm dụng CNTT rất nhiều vào thí nghiệm mô phỏng mà bỏ qua thiết bị thí nghiệm thực.
Trong các trường phổ thông phương pháp chủ yếu là thông báo tiếp nhận kết hợp với đàm thoại, các câu hỏi mà GV đưa ra chưa theo một logic chặt chẽ vì thế chưa phát huy được tính tích cực của HS. Quan điểm phần lớn của GV là; khi dạy học chỉ cần HS nắm được kiến thức cở bản và biết cách giải bài tập từ đó làm được bài kiểm tra là đựoc mà xem nhẹ việc phát triển tư duy, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách độc lập và tính sáng tạo của HS.
Kết quả thực nghiệm bước đầu khẳng định lại một lần nữa tính khả thi của đề tài, dạy học GQVĐ đang là hướng đi tích cực trong phong trào đổi mới PPDH. Tuy
nhiên để đạt được kết quả cao trong dạy học GQVĐ đòi hỏi sự vững vàng kiến thức khoa học và kĩ năng sư phạm của GV. Do vậy GV phải không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức, tận tâm, tận lực, có quyết tâm cao trong việc thực hiện.
Để đổi mới PPDH là một bước đột phá, một sự nâng cấp cho dạy học hiện nay thì các trường phổ thông không chỉ xây dựng kiến thức mà còn phải bồi dưỡng kĩ năng thực hành cũng như kĩ năng tư duy cho HS, tạo điều kiện để HS phát huy tính sáng tạo và từ đó có khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống cho hiện tại và tương lai.