MỤC TIÊU 1 Kiến thức

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh chương Các định luật bảo toàn Vật lý lớp 10 theo định hướng dạy học giải quyết vấn đề (Trang 103 - 107)

1. Kiến thức

- Viết được biểu thức tính cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường. - Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường.

- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động dưới tác dụng lực đàn hồi của lò xo.

2. Kỹ năng

- Thiết lập được công thức tính cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường.

M

P

Hình 2.5

- Vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường để giải một số bài tập đơn giản.

3.Thái độ:

-Nghiêm túc, tích cực và hứng thú trong học tập -Tập trung học tập, yêu thích môn Vật lý.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên :

Một số thiết bị trực quan (con lắc đơn, con lắc lò xo, sơ đồ nhà máy thuỷ điện , quả bóng, Hình vẽ 2.5 SGK……..)

Phiếu học tập số 1:

Một vật có khối lượng m chuyển động

trong trọng trường từ vị trí M đến N như hình vẽ (Hình 2.5)

a./ Hãy tính công của trọng lực bằng các cách có thể ? b./ Tính cơ năng của vật tại M.

Phiếu học tập số 2:

Câu 1: Cơ năng là một đại lượng:

A. Luôn luôn dương C. Luôn luôn dương hoặc bằng không B. Luôn luôn khác không D. Có thể dương, âm hoặc bằng không. Câu 2: Trường hợp nào sau đây cơ năng của hệ được bảo toàn ?

A. Vật trượt có ma sát trên mặt phẳng nghiêng. B. Vật rơi trong không khí.

C. Vật rơi tự do.

D. Vật chuyển động trong chất lỏng.

Câu 3: Từ điểm M có độ cao so với mặt đất là 0,8m, ném một vật có khối lượng 0,5kg với vận tốc đầu 2m/s, lấy g = 10m/s2. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu?

Câu 4: Một vật rơi tự do từ độ cao 1,8m so với mặt đất. Ở độ cao nào thì thế năng bằng một nửa động năng? Lấy g = 10m/ s2.

Học sinh :

Ôn lại những kiến thức về cơ năng mà em đã học lớp 8 Ôn lại các bài động năng, thế năng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động 1(5 phút): Củng cố kiến thức xuất phát và xác định nhiệm vụ nhận thức:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Nêu định nghĩa và viết biểu thức động năng?

Nêu định nghĩa và viết biểu thức của thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi? Hãy nhắc lại định nghĩa cơ năng mà em được học ở lớp 8

GV: Dùng một quả bóng ném thẳng đứng lên cao.

Hãy cho biết bóng sẽ chuyển động như thế nào?

Động năng và thế năng của quả bóng có liên hệ với nhau như thế nào? Biểu thức nào thể hiện mối liên hệ giữa chúng ? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay bài Cơ năng

Định nghĩa và viết biểu thức động năng

Định nghĩa và viết biểu thức của thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi. Nhắc lại định nghĩa cơ năng được học ở lớp 8

Quan sát chuyển động của quả bóng.

Bóng đi lên chậm dần rồi dừng lại. Sau đó rơi xuống nhanh dần đến khi chạm đất.

Hs băn khoăn suy nghĩ

Đặt vấn đề: Trong chương trình Vật lý lớp 8 chúng ta đã biết khi một vật có khả năng

sinh công ta nói vật có cơ năng.

GV: Hãy định nghĩa cơ năng mà em đã học ?

HS: Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.

GV: Khi vật chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được tính như thế nào? và cơ năng của vật trong trường hợp này có được bảo toàn không?

HS: Chưa trả lời được, nên các em được đặt vào tình huống có vấn đề.

GV: Để trả lời câu hỏi trên chúng ta sẽ tìm hiểu cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.

NM M

P

Hình 2.5

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh chương Các định luật bảo toàn Vật lý lớp 10 theo định hướng dạy học giải quyết vấn đề (Trang 103 - 107)