Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình dạy học giải quyết vấn đề. Dạy học dù diễn ra theo phương pháp nào cũng đòi hỏi phải trải qua giai đoạn củng cố, ôn luyện tri thức đã có bằng nhiều cách vận dụng nó vào những tình huống khác nhau.
Trong giai đoạn này cần đảm bảo các mặt sau:
- Tổng kết và hệ thống hoá tri thức mới đã xây dựng thông qua việc giải quyết vấn đề. - Hình thành phương pháp nhận thức một vấn đề khoa học cho học sinh, củng cố niềm tin nhận thức cho họ.
- Nêu vấn đề mới có liên quan đến tri thức vừa mới xây dựng được theo tinh thần tìm tòi, nghiên cứu.
Như vậy, ở giai đoạn này vừa củng cố được kiến thức một cách vững chắc với mức độ đa dạng phong phú của nó vừa được luyện tập giải quyết vấn đề mới, từ đó tư duy sáng tạo được phát triển.
Tình huống có tiềm ẩn vấn đề
Phát biểu vấn đề - bài toán
Giải quyết vấn đề: suy đoán, thực hiện giải pháp
Kiểm tra, xác nhận kết quả: xem xét sự phù hợp của lý thuyết.
Trình bày, thông báo, thảo luận, bảo vệ kết quả. Hợp thức hoá kiến thức.
Vận dụng tri thức mới để giải quyết nhiệm vụ đặt ra tiếp theo Giai đoạn 1:
Tạo tình huống có vấn đề
Giai đoạn 2:
Nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết vấn đề
Giai đoạn 3: Hợp thức hoá kiến thức Củng cố và vận dụng tri thức
Có thể mô hình hoá các giai đoạn của dạy học GQVĐ theo sơ đồ 1.3
Sơ đồ 1.4. Cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề trong môn vật lý[12]
1.4.Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh theo định hướng DHGQVĐ trong môn vật lý