PHỤ LỤC Giáo án

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh chương Các định luật bảo toàn Vật lý lớp 10 theo định hướng dạy học giải quyết vấn đề (Trang 103)

I. Động lượng.

tα (giá trị tới hạn

PHỤ LỤC Giáo án

Giáo án 2

Tiết 47. Bài 27: CƠ NĂNG *Ý tưởng sư phạm:

Ngay từ lớp 8 HS đã biết cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó.Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn. Vậy hệ thức nào thể hiện định luật bảo toàn cơ năng? Sách giáo khoa chia định luật bảo toàn cơ năng hai trường hợp: Sự bào toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường và định luật bảo toàn cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi. Để thiết lập định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường, chúng tôi dùng một bài tập với hai câu hỏi và cho HS hoạt động theo nhóm giải bài tập xuất phát từ định lý động năng và tính chất độ giảm thế năng bằng công do trọng lực thực hiện. HS vừa ôn tập vừa bắt tay vào việc thiết lập định luật. HS làm việc với bài tập không quá dễ, cũng không quá khó mà vừa sức với các em, khi HS giải được câu (a) các em cảm thấy phấn khởi, hứng thú hơn. Từ đó GV gợi ý, định hướng để HS tiếp tục tìm tòi đi đến định luật. Riêng đối với định luật bảo toàn cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi, không cần chứng minh mà suy ra do tương tự như trường hợp của trọng lực. Từ cách lập luận như vậy, sẽ dẫn đến kết luận tổng quát: Một vật chuyển động trong trường lực thế bất kỳ thì cơ năng luôn được bảo toàn. Điều này thuận lợi và phù hợp cho GV khi vận dụng DHGQVĐ vào bài học, GV định hướng để HS tự tìm ra câu trả lời.Vì vậy GV sẽ dạy bài này ở mức độ 2.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh chương Các định luật bảo toàn Vật lý lớp 10 theo định hướng dạy học giải quyết vấn đề (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w