- Thứ mười: Thông tin, tổ chức cho con người tham gia vào công việc chung; Thứ mười một: Giải quyết tốt quan hệ lao động;
1.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nền kinh tế.
đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nền kinh tế.
* Một là: Trình độ phát triển kinh tế.
Một quốc gia có nền kinh tế mạnh, tiềm lực kinh tế lớn sẽ có nhiều thuận lợi để đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Trình độ phát triển kinh tế các nước trên thế giới đã đạt đến trình độ cao. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ toàn cầu đã và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ sâu rộng, làm nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Tốc độ, trình độ đổi mới và ứng dụng tri thức vào nền sản xuất xã hội sẽ quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã
làm thay đổi mạnh mẽ đời sống kinh tế xã hội, chính vì vậy đòi hỏi phải có nguồn nhân lực trình độ cao, có kỹ năng lành nghề mới đáp ứng được yêu cầu của CNH- HĐH nền kinh tế.
Hội nhập nền kinh tế quốc tế, quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ và do đó, con người và tri thức sẽ trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, các nước đều xem phát triển nhân lực là một nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, dành cho phát triển nhân lực những đầu tư ưu tiên, đồng thời đẩy mạnh cải cách giáo dục nhằm giành ưu thế cạnh tranh trên trường quốc tế.
* Hai là: Thể chế chính trị.
Thể chế chính trị xã hội ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực. Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước ta, nguồn nhân lực nước ta đã từng bước được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, trước khi đổi mới nền kinh tế của chúng ta còn là nền kinh tế tự cung, tư cấp, nguồn lao động chủ yếu là là động phổ thông chỉ cần có sức khoẻ có thể tăng gia lao động sản xuất. Khi thực hiện đường lối đổi mới, chính sách mở cửa thì nguồn lao động không chỉ dừng lại ở đó mà nguồn lao động đòi hỏi phát đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, con người phải biết sử dụng các máy móc thiết bị, biết tiết thu khoa học công nghệ trên thế giới để vận dụng vào điều kiện kinh tế của nước nhà, vì vậy con người đã được và phải được đào tạo thì mới có thể đảm đương nổi.
Một thể chế chính trị ổn định, có đường lối chính sách đúng đắn không những là môi trường đầu tư lý tưởng của các tập đoàn kinh tế lớn mà còn là nơi để thu hút, tuyển dụng, đào tạo nhân tài...
* Ba là: Luật pháp và chính sách của Nhà nước.
Chính sách của nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực. Chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình là một trong những chính sách có thể làm tăng lực lượng lao động, hay có thể làm giảm dần lực lượng
lao động do nội dung của chính sách quyết định, chính vì vậy chính sách hợp lý sẽ không làm mất cân đối giữa cung và cầu lao động.
Liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực thấp hay cao phụ thuộc rất lớn vào chính sách của nhà nước, chính sách giáo dục đào tạo của từng cấp học từ mầm non, mẫu giáo, cho đến phổ thông, đại học và trên đại học, các chính sách này có tốt, có sự ưu tiên đầu tư thì chất lượng nguồn nhân lực sau khi được đào tạo sẽ có một trình độ cao và có thể làm việc cho năng xuất và chất lượng như mong muốn của các nhà quản trị.