Phát triển nhân lực.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Giang (Trang 108 - 112)

II- Phân theo loại hình cơ sở dạy nghề 2.153 1.451 1.001

phát triển nhân lực.

phát triển nhân lực.

Mỗi cấp, mỗi ngành, tổ chức và cá nhân cần nhận thức sâu rộng về phát triển nhân lực cho tương lai để phục vụ cho quá trình phát triển đất nước, xác định con người là nhân tố quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Trên cơ sở quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương tăng cường phối hợp trong xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất tốt nhất cho sự phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường sự phối hợp khép kín và hoàn chỉnh việc đào tạo, góp phần đảm bảo cân đối quan hệ cung - cầu về nhân lực; do vậy các ngành, đơn vị có chương trình cụ thể để đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực theo các mối quan hệ sau: thông tin dự báo - doanh nghiệp; người sử dụng lao động - các cấp chính quyền; cơ sở đào tạo - người lao động.

* Hai là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật phục vụ

phát triển nhân lực.

Tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp về công tác giáo dục- đào tạo nghề; Phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các cơ sở dạy nghề tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và dạy nghề; thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và người lao động nhận thức đúng về đào tạo nghề, giải quyết việc là. Tuyên truyền nhằm nhân rộng các mô hình hay các điển hình tiên tiến trong việc phát triển và xã hội hoá dạy nghề;

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình hành động, hoạt động của các cơ quan, đoàn thể, kịp thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực thường xuyên, liên lục nhằm đem lại hiệu quả thiết thực và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền. Tạo sự chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nhân lực tới mọi lực lượng từ nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân.

Thực hiện tốt công tác tư vấn pháp luật miễn phí cho người lao động, thông qua các kênh: Trung tâm cung ứng nguồn nhân lực tỉnh, Trung tâm trợ giúp pháp lý (thuộc Sở Tư pháp tỉnh), Trung tâm giới thiệu việc làm...

* Ba là: Hoàn thiện bộ máy, đổi mới công tác quản lý về phát triểnnhân lực. nhân lực.

Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nhân lực và tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa trong toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục- đào tạo, nhằm tạo ra cơ chế quản lý gọn nhẹ, hiệu quả và thuận lợi cho người dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm “tin học hóa” quản lý giáo dục ở các cấp.

Thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc về công tác quản lý phát triển nhân lực. Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của UBND các cấp, các sở, ban, ngành trong việc theo dõi, dự báo; xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.

Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục, dạy nghề. Thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng đào tạo và dạy nghề trên địa bàn. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch

UBND các huyện, thành phố chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả phát triển nguồn nhân lực ở địa phương, đơn vị.

3.3.7- Tăng cường phối hợp và hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực

* Một là: Phối hợp với các cơ quan, các cơ sở đào tạo của Trungương. ương.

Tăng cường hợp tác, phối hợp với các Trường đại học giúp địa phương đào tạo mới và đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng sư phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời mở rộng hợp tác đào tạo các ngành, lĩnh vực theo địa chỉ và nhu cầu thực tế của địa phương; xây dựng nội dung, giáo trình mới, nâng cao trình độ giáo viên và nguồn vốn để hỗ trợ tỉnh phát triển nhân lực của tỉnh.

* Hai là: Phối hợp và hợp tác với các tỉnh bạn.

Phát huy các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh, tăng cường mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác với các địa phương, vùng lân cận, nhất là các tỉnh, thành phố có nhiều các trường Đại học, trường Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp để phối hợp liên danh, liên kết trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực, có sự chuyển giao hợp tác về nhân lực giữa các tỉnh để điều tiết cung cầu lao động trên thị trường lao động.

* Ba là: Tăng cường hợp tác quốc tế.

Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi, học tập kinh nghiệm của các nước có nền khoa học tiên tiến và phù hợp với điều kiện của tỉnh, thông qua các mối quan hệ ngoại giao, qua các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Bắc Giang, qua xúc tiến đầu tư nước ngoài và các tổ chức liên quan khác để có chiến lược tăng cường hoạt động đào tạo, chuyển giao nhân lực với các nước nhằm mang lại điều kiện tốt nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tranh thủ các nguồn vốn ODA đầu tư phát triển dạy nghề, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài thành lập trường đào tạo, đào tạo nghề tại tỉnh.

KẾT LUẬN

Nhân lực là lực lượng rất quan trọng của mỗi nền kinh tế, là yếu tố quyết định của sự phát triển, nếu không đáp ứng sẽ trở thành lực cản kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Sau gần 25 năm đổi mới, cả nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng đã giành được nhiều thành tựu to lớn, nay bước vào thời kỳ hội nhập toàn diện với nền kinh tế toàn cầu, cơ hội và thách thức ngày càng lớn, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực thích ứng. Phát triển nguồn nhân lực đang trở thành yêu cầu, đòi hỏi bức thiết trên chặng đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Đảng ta đã khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

Nâng cao chất lượng dân số và phát triển nhân lực là một trong những trọng điểm của chiến lược phát triển đất nước, là chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên hàng đầu trong toàn bộ chính sách kinh tế-xã hội của Đảng, Nhà nước ta nói chung và của tỉnh Bắc Giang nói riêng trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng.

Có thể coi phát triển nguồn nhân lực là giải pháp giữ vai trò quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, sự phối hợp đồng bộ thống nhất của các Sở, ngành và các địa phương, tỉnh Bắc Giang sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển nguồn nhân lực, góp phần đưa Bắc Giang thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, cơ bản trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế chủ yếu là công nghiệp - dịch vụ vào năm 2020 ./.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Giang (Trang 108 - 112)